• Thông tin Bệnh nha chu và cách điều trị hiệu quả

    Có thể nói phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên.

    Diễn giả: Bác sĩ CKII Lê Quý Thảo

    Giám đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế

     

    Bệnh nha chu là bệnh lý viêm nhiễm mạn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng. Biểu hiện thường thấy là nướu viêm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tiêu xương ổ răng, răng lung lay, và cuối cùng là mất răng. Có thể nói phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên.

    9 LỜI KHUYÊN PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG

     

    1. Nên lấy cao răng thường xuyên

    Đi khám và lấy cao răng đều đặn 6 tháng/lần là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để duy trì sức khỏe răng miệng. Thường xuyên đi kiểm tra răng miệng cũng giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng, viêm lợi, ung thư miệng và một số bệnh khác.

    2. Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên

    Thường xuyên khám răng, các nha sĩ cũng sẽ giúp bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong khoang miệng.

    3. Viêm lợi ảnh hưởng tới sức khỏe toàn cơ thể

    Viêm lợi và các bệnh răng miệng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng “răng rụng khi tóc còn xanh” ở người trường thành và các bệnh tim mạch, đột quỵ.

    Đánh răng 2 lần một ngày, dùng chỉ tơ nha khoa, kiểm tra răng định kỳ và vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách phòng ngừa bệnh viêm lợi, viêm nha chu… hiệu quả nhất.

    4. Đánh răng 2 lần/ngày để ngừa sâu răng

    Khi đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, xoay tròn bàn chải đánh răng nguy cơ sâu răng sẽ được giảm thiểu do các mảng bám trên răng được làm sạch. Các mảng bám thường mềm, khả năng bám dính cao sẽ được tích lũy lại giữa các khe răng nhờ sự các mẩu thừa thức ăn và vi khuẩn.

    5. Dinh dưỡng liên quan mật thiết với sức khỏe răng miệng

    Đường trong các đồ uống có ga và các thực phẩm ít dinh dưỡng kết hợp với các vi khuẩn trong miệng sẽ tạo ra axit tấn công men răng, dẫn tới các lỗ sâu răng và bệnh viêm lợi. Hạn chế nước ngọt có ga và các thực phẩm nhiều đường sẽ giúp duy trì sức khỏe răng miệng.

    6. Điều trị ngay sau khi phát hiện sâu răng
    Nếu bác sĩ nha khoa phát hiện ra răng lợi có vấn đề thì bạn cần để cho họ điều trị nếu không các lỗ sâu răng sẽ ngày càng rộng ra. Nếu các lỗ sâu này ăn vào đến tủy, lựa chọn duy nhất của bạn là phải rút tủy, chụp răng giả hoặc phải nhổ răng.

    7. Thay mới bàn chải 3 tháng/lần

    Bàn chải răng nên được thay thế 3 tháng/1 lần nếu không muốn biến nó thành ổ vi khuẩn. Nếu bạn bị bệnh viêm lợi thì nên thay thế bàn chải đánh răng 4 – 6 tuần/lần bởi vì vi khuẩn có thể cư trú trên lông bàn chải và bám trở lại vào răng.

    8. Quan tâm tới mùi của hơi thở

    Khoảng 85% những người có hơi thở hôi là do bị các bệnh liên quan đến răng lợi. Nếu hôi miệng do răng lợi thì nước súc miệng có hương thơm không phải là giải pháp hiệu quả.

    Đừng ngại trao đổi với bác sĩ nha khoa về tình trạng của bạn. Dùng chỉ tơ nha khoa và đánh răng và lưới ít nhất 2 lần/ngày, lấy cao răng sạch sẽ sẽ giúp bạn giảm đáng kể tình trạng hơi thở hôi.nước xúc miệng tốt cho sức khỏe răng miệng

    9. Chăm sóc sức khỏe răng miệng rất đơn giản

    Một số người cho rằng để duy trì được sức khỏe răng miệng đòi hỏi phải rất nhiều nỗ lực. Đi khám răng định kỳ, xúc miệng, đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ tơ nha khoa là những nguyên tắc cơ bản để có được hàm răng khỏe và nụ cười đẹp. Đây là những việc đơn giản, bạn chỉ cần để ý một chút là được.

     

    Nguồn: Vì cuộc sống

    Xem ngay giải pháp điều trị  bệnh Viêm lợi

    Ngày đăng: 30-03-2018 909 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha