-
Trẻ bị nhiệt miệng chữa thế nào hiệu quả nhất?
Tỷ lệ mắc bệnh nhiệt miệng theo thống kê gần đây cho thấy có đến 20% dân số Việt Nam mắc phải. Căn bệnh này xảy đến với hầu hết mọi lứa tuổi mà trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Các vết loét tung hoành trong khoang miệng khiến trẻ không thể ăn uống, quấy khóc suốt ngày. Dưới đây là những bài thuốc từ thiên nhiên có thể giúp trẻ bị nhiệt miệng mau chóng khỏi bệnh.
Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả?
► Ngậm nước khế chua.
Khế được trồng rộng rãi khắp nước ta, có hai loại là khế ngọt và khế chua. Tuy nhiên khi trẻ bị nhiệt miệng dùng khế chua tốt hơn. Vị chua trong khế có tác dụng khử độc, làm lành vết thương.
Cách làm: lấy 100g khế chua tươi, giã nát, cho 200ml nước vào nồi đun sôi, để nguội, cho bé ngậm từ 5-7 phút. Một ngày làm khoảng 2-3 lần, bé sẽ mau khỏi bệnh.
► Cỏ mực.
Cỏ mực còn được gọi là cỏ nhọ nồi, mọc hoang dại ở những nơi như bờ kênh, bờ ruộng trong vườn nhà. Tuy vậy, mà chữa được rất nhiều bệnh như cầm máu, kiết lỵ, viêm gan mạn, mẩn ngứa và đặc biệt là bệnh nhiệt miệng.
Cách làm: lấy 50g lá cỏ mực giã nát, chỉ lấy nước cốt, hòa với chút mật ong bôi vào những vết loét miệng của trẻ sẽ cực kỳ mau lành.
Trẻ bị nhiệt miệng chữa bằng cỏ mực
► Cà chua.
Cà chua là một loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mẹ. Khi trẻ bị nhiệt miệng, cà chua còn là vị thuốc giúp bé thoát khỏi căn bệnh này.
Cách làm: Lấy 150g cà chua đã rửa sạch bỏ hột, say nhuyễn, cho bé ngậm 2 – 3 lần một ngày. Cách này làm các vết loét miệng mau lành.
► Củ cải trắng.
Củ cải trắng từng được xem là nhân sâm trắng của Việt Nam vì có nhiều tác dụng chữa bệnh bất ngờ như ung thư, ho, viêm họng, giữ cho cơ thể đủ nước và đặc biệt là chữa nhiệt miệng. Hàm lượng phốt pho, kẽm, vitamin C trong củ cải rất cao, giúp tăng sức đề kháng đánh bật vi khuẩn nhiệt miệng.
Trẻ bị nhiệt miệng chữa bằng củ cải trắng
► Lá bồ ngót.
Rau ngót không chỉ là món rau nấu canh ăn cực ngon mà còn là một vị thuốc nam . Mẹ rửa sạch rau ngót, giã thật nát, vắt lấy nước cốt hòa với ít mật ong, chấm vào chỗ bị nhiệt miệng của trẻ. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần sẽ giúp trẻ hết đau, hết khó chịu.
Trên đây là một số bài thuốc dân gian, các mẹ có thể dùng khi trẻ bị nhiệt miệng. Tuy nhiên các mẹ cần đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh kịp thời, bên cạnh đó cần dùng thêm thuốc để phối hợp điều trị đánh bật vi khuẩn nhiệt miệng ra khỏi khoang miệng. Các mẹ có thể tham khảo thuốc đặc trị nhiệt miệng tại nhà thuốc chúng tôi để điều trị nhanh nhất và hiệu quả nhất cho bé.
Xem thêm:
⇒ Hành trình chữa bệnh nhiệt miệng của Anh Lê Hoàng ở Lâm Đồng
Ngày đăng: 08-04-2015 2,603 lượt xem