• Phương pháp Đông y điều trị rối loạn lo âu

    Nhiều người cứ thấy bất an, dễ mệt mỏi mà không rõ căn nguyên, đến lúc đi khám mới biết mình mắc chứng rối loạn lo âu. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc ở người lớn, trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung, học tập kém... Do đó, cần nhận biết sớm và có giải pháp điều trị kịp thời.

    Dấu hiệu rối loạn lo âu, hồi hộp

    Bệnh rối loạn lo âu là một trong những bệnh phổ biến gây cho con người có cảm giác ám ảnh, nỗi sợ đám đông, rối loạn hoảng hốt, lo lắng những điều nhỏ nhặt cũng khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng. Thậm chí ở Mỹ, nó là một trong những chứng bệnh thuộc dạng tâm thần nhẹ, còn ở Việt Nam nhiều người vẫn chưa chấp nhận rằng mình bị bệnh tâm thần.

    Nếu bạn cảm thấy mình đang bế tắc không thể nào thoát ra được, luôn lo lắng, tự nghi ngờ... có thể bạn đã mắc phải chứng rối loạn lo âu.

    1. Lo lắng quá mức: là người bệnh suy nghĩ, lo lắng dai dẳng trong hầu hết các ngày trong tuần, kéo dài nhiều tháng, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Tình trạng này còn kèm theo các triệu chứng đáng chú ý như: mệt mỏi, căng cơ, đau nhức toàn người.

    Lo lắng quá mức là biểu hiện rõ rệt của bệnh rối loạn lo âu.

    2. Suy nghĩ nhiều và không thể dừng lại: Nếu không thể dừng suy nghĩ về công việc, tài chính và các vấn đề khác trong một khoảng thời gian nhất định để tìm kiếm sự cân bằng thì chắc hẳn bạn đang để cho căng thẳng kiểm soát cuộc sống của mình.

    3. Đứng ngồi không yên: là dấu hiệu rõ nhất của việc bạn đang bị căng thẳng, rối loạn lo âu. Ngoài ra bạn nói nhiều, liên tục vò đầu bứt tai, xoa tay, đi đi lại lại hay đầu óc rối bời bởi rất nhiều suy nghĩ....

    Khi bị rối loạn lo âu bạn sẽ đi lại, đứng ngồi không yên, vò đầu bứt tai.

    4. Mất kiên nhẫn: Là một trong những triệu chứng đầu tiên của chứng rối loạn lo âu. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sẽ phải gánh chịu cơn thịnh nộ của người bệnh. Và chính bệnh nhân cũng bị cảm xúc của mình giày vò nhiều nhất.

    5. Sợ hãi một cách vô lý: là một dạng khác của rối loạn lo âu. Người bệnh bị ám ảnh bởi những thứ tưởng chừng vô hại như sợ độ cao, sợ động vật, sợ đám đông,…và không có khả năng kiểm soát nỗi sợ hãi.

    6. Bệnh đường ruột mãn tính: Rối loạn lo âu là bệnh bắt đầu trong tâm trí những lại được thể hiện thông qua các triệu chứng thể chất, như các bệnh đường tiêu hóa mãn tính. Người bệnh thường bị hội chứng ruột kích thích với các biểu hiện đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tóa bón hoặc tiêu chảy…

    Hội chứng ruột kích thích là một trong nhưng dấu hiệu đáng lo ngại của bệnh rối loạn lo âu.

    7. Tự nghi ngờ: Hay hoài nghi và suy đoán là một biểu hiện phổ biến của chứng rối loạn lo âu mà không chắc chắn câu trả lời và biến nó thành nỗi ám ảnh.

    8. Rối loạn giấc ngủ: Việc ngủ quá nhiều do kiệt sức hay buồn cũng có thể là biểu hiện. Lúc này, giải pháp phù hợp là thiền, tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh.

    Rối loạn lo âu cũng gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ.

    9. Cân nặng giảm sút: Sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống chính là tín hiệu cho thấy cả thể xác, tinh thần và cảm xúc của bạn đang thay đổi. Bởi căng thẳng sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại và nhiều người sẽ bắt đầu tăng cân rất nhanh; một số khác lại bị giảm cân đáng kể…

    10. Khó chịu trong dạ dày: vấn đề dạ dày, đau bụng hay bị chuột rút là những dấu hiệu phổ biến khi bạn căng thẳng và lo lắng.

    11. Lúc nào cũng cảm thấy đói: Trong một số trường hợp, cảm giác đói liên tục có thể liên quan đến căng thẳng thần kinh. Căng thẳng khiến não tiết ra hormone như adrenaline có tác dụng kích thích cơ bắp và có thể gây ra kích động mạnh. Và nhiều người kiểm soát căng thẳng bằng cách ăn.

    12. Không còn cảm thấy tập trung vào bất cứ việc gì: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung trong công việc hoặc tệ hơn là cả trong lúc lái xe.

    Giải pháp điều trị rối loạn lo âu

    Có hai phương pháp chính để điều trị rối loạn lo âu là sử dụng thuốc và các liệu pháp tâm lý, trong đó liệu pháp hành vi nhận thức, tham vấn tâm lý, thư giãn cũng như thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

    1. Liệu pháp tâm lý

    - Liệu pháp hành vi nhận thức: người bệnh thực hành những bài tập thả lỏng cơ, kết hợp với tập hít vào và thở ra càng sâu càng tốt.

    - Ngưng hút thuốc lá là biện pháp ích lợi hơn cả những trị liệu bằng dược phẩm.

    Ngưng hút thuốc là biện pháp điều trị rối loạn lo âu.

    - Thuốc chỉ dùng khi những phương pháp khác vô hiệu. Những dược phẩm hiện đang được dùng, thông dụng nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonine chọn lọc. Cần lưu ý khi dùng thuốc này vì có tác dụng ngoài ý muốn như nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ.

    Ngoài ra, người bệnh cần giảm lượng cà phê dung nạp hằng ngày và tăng cường thể dục đều đặn, tập yoga rất hiệu quả trong điều trị lo âu.

    2. Sử dụng Thuốc Đông y điều trị rối loạn lo âu

    Ngày nay, cùng với Tây y, Đông y cũng nghiên cứu nhiều giải pháp điều trị chứng rối loạn lo âu hiệu quả mang lại sự cân bằng trong cơ thể. Viên uống Thiên vương Bổ tâm Công Đức giúp bổ tâm an thần mang lại sự cân bằng trong cơ thể.

    Đây là sản phẩm của Đông y Công Đức được kế thừa từ bài thuốc cổ phương với các thành phần thảo dược tự nhiên, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, cho ra đời sản phẩm viên nang mềm tiện dụng nhưng vẫn giữ lại những dược tính quý giá trong từng vị thảo dược.   

    Thiên Vương Bổ Tâm giúp nâng cao thể trạng sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

    Thiên vương bổ tâm là sự kết hợp của 15 vị thảo dược tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh mất ngủ, mệt mỏi, lo âu, giúp bổ tâm an thần. Và sau 2-3 tháng kiên trì, đều đặn, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể thay đổi qua các tuần sử dụng… giúp nâng cao thể trạng sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

    Nếu bạn đang gặp những tình trạng rối loạn lo âu, mệt mỏi do suy nhược cơ thể, mất ngủ, hãy thử dùng viên uống Thiên Vương Bổ Tâm để tìm lại sức khỏe cho mình.

    Mọi thắc mắc về sản phẩm có thể tìm hiểu tại đây hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài 02543.921.527 để được hỗ trợ.

    Ngày đăng: 04-04-2018 2,472 lượt xem
  • Bình luận (2)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha

    • Việt Nga (27-04-2018) Trả lời
      Dạo gần đây gd tôi có chút việc, làm tôi suy nghĩ và lo âu rất nhiều, giờ mọi chuyện đã ổn rồi nhưng cơ thể tôi rất là mệt mõi. Tôi muốn được điều trị, mong được tư vấn!
    • Anh Đức (19-04-2018) Trả lời
      Người mệt mõi hay lo âu, ngủ không sâu giấc thì uống khoảng mấy hộp là ổn ạ?