• Cây thuốc, bài thuốc chữa trị viêm xoang

    Theo đông y viêm xoang gọi là “Tỵ uyên”. do nhiệt ở kim đởm đi lên não hoặc do phế hư, thận hư do phong tụ hàn ngưng hỏa uất.

    Điều trị chủ yếu là lợi thấp, thông khiếu kết hợp với thanh tiết đởm nhiệt...

    Viêm xoang phân thành 2 loại theo tiến trình thời gian: viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Sự phân chia này dựa theo thời gian tồn tại triệu chứng của bệnh lý. Khi bệnh viêm xoang kéo dài khoảng 4 tuần và chấm dứt bệnh nhân được xếp vào trường hợp bệnh viêm xoang cấp tính. Nếu bệnh kéo dài trên 8 tuần được xem là viêm xoang mạn tính. Còn nếu bệnh chấm dứt trước 8 tuần hoặc sau 4 tuần thì gọi là bán cấp.

    Viêm xoang theo nhiều nguyên nhân

    Nhiễm khuẩn: không khí ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ bẩn… không vệ sinh. Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn nấm mốc. Vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi và sau đó chuyển thành viêm xoang. Ngoài ra, viêm xoang còn do vệ sinh cá nhân kém, không thường xuyên vệ sinh cá nhân đầy đủ. Vi khuẩn sẽ vào mũi gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.

    Dị ứng: cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biển… làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, xoang bít tắc sẽ bị nhiễm trùng khi bị viêm xoang với nguyên nhân này, nên sử dụng thuốc chống dị ứng và cải thiện môi trường sống.

    Thoái hóa niêm mạc thành polyp: liên quan đến nấm dị ứng. Cũng có trường hợp đặc biệt là viêm xoang do nhiễm trùng răng hàm trên. Vi khuẩn ở lỗ sâu răng đưa vào xoang gây viêm nhiễm tụ mũ rất hôi. Viêm xoang cũng có thể xảy ra do thay đổi áp lực đột ngột, nhất là khi bay lên cao và lặn sâu xuống nước quá nhanh. Ngoài ra, viêm xoang cũng có thể do chấn thương. Nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.

    Các loại thuốc thường sử dụng

    kim ngân hoa.

    Kim ngân hoa: có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, dùng chữa viêm xoang. Ngoài ra còn chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, phát ban, thấp khớp…

    Ké đầu ngựa: còn gọi là thương nhĩ tử có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu độc, sát khuẩn trừ thấp. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn dùng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau răng.

    Cây cứt lợn.

    Cây cứt lợn: còn gọi là hy thiêm thảo có vị đắng, tính hàn, có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, bổ huyết. Dùng để chữa viêm xoang ngoài ra còn chữa đau lưng, mỏi gối, tê liệt tay chân, nửa người.

    Tân di: vị cay, tính ấm có tác dụng tán phong nhiệt trên, thông khiếu. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn trị ngạt mũi, nhức đầu phong, ngạt mũi khó thở, mọc nhọt trong mũi.

    Rau diếp cá.

    Rau diếp cá: còn có tên là ngư tinh thảo có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn dùng chữa đinh nhọt, bí tiểu, kinh nguyệt không đều, viêm phổi,đau mắt đỏ…

    Các bài thuốc chữa viêm xoang

    Viêm xoang cấp tính: phải thanh phế nhiệt, giải độc là chính. Dùng bài thuốc với các vị thuốc: kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn 12g, hy thiêm thảo 16g, ngư tinh thảo 16g.

    Viêm xoang mạn tính: phải dưỡng âm, nhuận táo thanh nhiệt giải độc là chính. Dùng bài thuốc với các vị thuốc: sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch môn 12g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, trần bì 8g, hoàng cầm 12g.

    Các bài thuốc trên cho 750ml nước sạch sắc kỹ cho tới khi còn 250ml, chia đều thành 3 lần uống lúc thuốc còn ấm trong ngày.

    Xì mũi đúng cách: xì mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm tống các chất ứ đọng, giúp lấy lại sự thông thoáng. Động tác này tuy đơn giản, nhưng nếu không đúng cách sẽ rất nguy hiểm vì có thể khiến tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Mũi luôn tiết ra dịch. Chất nhầy từ các xoang chảy tới mũi cũng chứa dịch. Khi bị kích thích bởi một yếu tố (lạnh - ấm, hơi khí, bụi...), mũi và xoang sẽ tiết ra nhiều dịch đặc hơn, gây ứ đọng. Để giúp chất nhầy dễ thoát ra ngoài xoang, nên bịt một lỗ mũi, một bên thoáng, hơi cúi đầu, miệng ngậm, thở mạnh ra, xì từng bên một. Đổi bên và làm lại như vậy 2 - 3 lần cho sạch. Khi xì mũi, nên sử dụng khăn hoặc giấy vệ sinh che ở trước lỗ mũi nhằm ngăn các chất xì tung toé, làm bệnh lan truyền.

    Xông hơi nóng: tắm hơi nước nóng dưới vòi hoa sen, mỗi lần khoảng 5 - 10 phút. Hơi nóng có tác dụng làm thông xoang, thông mũi, cảm giác khó thở, đau nhức, cũng dịu lại. Thực hiện liên tục hằng ngày sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Ngoài ra, cũng có thể hít hơi nóng (xông hơi) bằng cách mua một ít là xông, trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người haymúc ra một bát lớn nước, cho tinh dầu vào hít hơi nóng bốc lên.

    Rửa hốc mũi: nên chuẩn bị một vài lọ nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các nhà thuốc để vệ sinh hốc mũi hằng ngày, việc này nhằm ngăn vi khuẩn thâm nhập sâu vào xoang trong, gây đau nhức, khó chịu. Nếu có điều kiện thì tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm, kèm theo một nhóm bicarbonat. Trước hết rót nước muối vào một bát đủ rộng, ngửa đầu ra sau, rồi bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ bên kia, nhẹ nhàng xì mũi ra. Đổi bên và làm ngược lại.

    Theo Bs Huỳnh Tấn Vũ

    Ngày đăng: 15-12-2017 1,287 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha


>