-
Những điều kiêng kỵ khi bị nóng gan
Mùa mưa, thời tiết mát mẻ nhưng nhiều người vẫn cảm thấy nóng nực, mụn nhọt vẫn không ngừng nổi, bứt rứt khó chịu trong người. Thực tế, tình trạng “nóng trong người” kéo dài là do các độc tố và nhiệt không được đào thải ra ngoài, tích tụ lâu ngày sinh ra nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về gan.
Những điều kiêng kỵ khi bị nóng gan
Bộ phận có tác dụng “hóa giải” các độc tố trong cơ thể chính là lá gan. Chức năng gan suy giảm do phải làm việc quá tải sẽ dẫn đến các triệu chứng như: Nóng trong người, da khô và nóng, miệng háo khát, tiểu tiện ít và nóng, nước tiểu vàng, đại tiện bí táo; Mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay, dị ứng; Dễ bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.
Để giúp cơ thể bớt “nóng”, thanh nhiệt mát gan, tăng cường khả năng giải độc của gan, giảm các triệu chứng nóng gan là biện pháp vô cùng hiệu quả giúp giải quyết tận gốc vấn đề. Về chế độ dinh dưỡng, người nóng gan cần hạn chế thực phẩm giàu năng lượng, nên lựa chọn các món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, có tính mát như mướp đắng, bí đao, ngó sen, rau má, rau diếp cá… Không nên thức quá khuya, sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, khi bị nóng gan, có 6 thứ cần kiêng kỵ:
Hạn chế đồ ăn cay nóng: Những thực phẩm có tính cay nóng sẽ khiến các cơ quan tiêu hóa trở nên nóng hơn mức bình thường, khiến các chức năng của các bộ phận này bị mất cân bằng.
Thuốc lá: Khói thuốc nói riêng và các loại khí thải trong không khí phần lớn là các chất gây hại cho cơ thể. Chúng sẽ khiến các chức năng gan bị tổn thương, kìm hãm khả năng phục hồi và tái sinh của các tế bào gan.
Rượu: Lượng cồn từ rượu được chuyển hóa qua gan đến 90%. Chất cồn còn phá hủy cả hệ thống xúc tác từ các tế bào gan. Đối với các trường hợp bị viêm gan mãn tính hay cấp tính, chỉ cần một ít rượu cũng có thể khiến bệnh tình chuyển biến một cách trầm trọng hơn.
Thực phẩm đóng hộp: Trong các loại đồ uống đóng chai hay thực phẩm đóng hộp đều có chất bảo quản. Những chất này ít nhiều đều gây hại đến gan.
Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc Tây hầu hết đều không có lợi cho thận lẫn gan khi có đến 2/3 các loại thuốc này được cho là chất độc đối với gan. Bệnh nhân gan cần phải uống thuốc theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
Thuốc bổ: Trong một số trường hợp, việc lạm dụng thuốc bổ, sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng chức năng gan khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Theo anninhthudo.vn
Ngày đăng: 24-10-2017 1,092 lượt xem