-
Nên dùng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ như thế nào?
Biểu hiện thường hay gặp nhất ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa là nôn, sau đó kèm theo là tiêu chảy. Bên cạnh đó các dấu hiệu đầy bụng, khó chịu, ợ hơi. Rối loạn tiêu hóa làm cho trẻ mệt mỏi, gây nên tình trạng mất nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ. Vậy nên dùng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ như thế nào cho đúng cách là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm hằng đầu.
Lời khuyên chuyên gia dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ gặp các trường hợp gây rối loạn tiêu hóa sẽ bị các vấn đề suy dinh dưỡng nghiêm trọng dẫn đến các tình trạng mất nước, mệt mỏi, cơ thể gầy gò, không phát triển được chiều cao, hệ miễn dịch bị suy giảm...Do đó, cha mẹ nên nhận biết các vấn đề này để có hướng điều trị cho kịp thời. Trước tiên nên lưu ý đến nhiều vấn đề mất nước của trẻ. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu như: cảm thấy khát nước nhiều lần, môi khô, khóc không có nước mắt, ít đi tiểu...thì nên lưu ý rằng trẻ đang có vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ bị tiêu chảy nhiều lần, cha mẹ nên nên nhanh chóng sử dụng ngay thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ để hỗ trợ điều trị bệnh.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường bị tiêu chảy nhiều lần
Song song với việc điều trị tình trạng trẻ bị tiêu chảy bằng cách sử dụng các men vi sinh kết hợp kèm theo là bù đắp nhanh lại lượng nước mà trẻ đã mất đi. Cha mẹ nên cho trẻ uống thật nhiều nước, tốt nhất cho trẻ uống nhẹ nhàng, ban đầu chỉ nên tập cho trẻ uống từ 5-7 muỗng cà phê để quen dần thì uống được nhiều nước hơn, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày để giúp cho đường ruột trẻ thích nghi dần với việc hấp thụ nước, không cho trẻ uống một lần một ly nước đầy, vì rất dễ làm cho trẻ bị tiêu chảy ngay tại chỗ dịch nước đó. Rối loạn tiêu hóa không hề khó điều trị nhưng nếu việc điều trị không kịp thời và đúng hướng có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa thường biếng ăn
Việc cha mẹ sử dụng các loại thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở có uy tín hướng dẫn cụ thể điều trị kịp thời. Khi trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong năm, gặp các bất thường tại đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong cơ thể trẻ, cả về chiều cao lẫn cân nặng. Khi trẻ gặp tình trạng này, sức đề kháng của trẻ sẽ giảm, làm cho niêm mạc ruột tổn thương, gây khó khăn trong việc hấp thụ dưỡng chất dinh dưỡng, trẻ sẽ liên tục sụt giảm kg, không phát triển chiều cao. Trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, ăn vào lại ói ra...Nếu việc này diễn ra lâu ngày gây thiếu hụt dưỡng chất nghiêm trọng, dẫn đến suy dinh dưỡng. Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, sau khi trẻ phục hồi bệnh.
Cho trẻ học cách ăn dặm từ từ với từng loạn món ăn
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để có hướng điều trị đúng với thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Nên cho bé học cách ăn dặm từ từ, chú ý cho ăn món mới nên thận trọng. Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ, cân đối các chất dinh dưỡng gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo, đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất. Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Không cho trẻ ăn thức ăn cần phải nhai khi chưa có đủ răng. Không ép trẻ ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn số lượng mà trẻ có thể chấp nhận được. Thức ăn cần nấu chín, kỹ, mềm, nhuyễn, dễ nuốt, dễ tiêu. Khi trẻ có dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh các biện pháp giữ vệ sinh trong ăn uống, tẩy giun đúng lịch trình, điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Cần chú ý bổ sung thêm men vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ
Sử dụng thuốc chữa rối loại tiêu hóa ra sao?
Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho trẻ
Men vi sinh là các chế phẩm tổng hợp giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh và tiết độc tố. Men vi sinh dùng trong các trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa, do loạn khuẩn đường ruột. Cha mẹ cho trẻ uống men vi sinh kết hợp vitamin tổng hợp có tác dụng chuyển hóa chất dinh dưỡng, hồi phục niêm mạc đường tiêu hóa để trẻ ăn ngon miệng và được nhiều hơn.
>>> Cách dùng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho người lớn trong ngày Tết
>>> Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Ngày đăng: 28-09-2015 2,546 lượt xem