• Máy tạo oxy và máy thở: Làm sao phân biệt và sử dụng trong những trường hợp nào?

    Gần đây, nhiều thắc mắc của bạn đọc gửi về cho AloBacsi với nội dung xoay quanh vấn đề: Phân biệt máy thở oxy và máy tạo oxy, chỉ định của 2 máy này như thế nào và số lít trên máy thở oxy nói lên điều gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được BS.CK2 Nguyễn Thiện Nhân giải đáp trong bài viết dưới đây.

    1. Máy thở oxy và máy tạo oxy giống và khác nhau như thế nào?

    BS.CK2 Nguyễn Thiện Nhân trả lời: Xét về mặt chức năng, máy thở oxy và máy tạo oxy là giống nhau, giúp cung cấp oxy khi người bệnh khó thở do nhiều nguyên nhân. Trong đó, biến chứng phổi do COVID-19 chỉ là một trong các nguyên nhân gây khó thở. Hay nói cách khác, dù là máy thở oxy hay máy tạo oxy thì chức năng cuối cùng vẫn là tăng thêm nguồn lượng oxy hơn nhu cầu, lưu lượng hít thở bình thường của người bệnh hằng ngày.

    Mục đích của máy thở oxy và máy tạo oxy giống nhau, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm khác biệt.

    Thứ nhất, máy thở oxy phức tạp hơn máy tạo oxy, đòi hỏi bác sĩ chuyên ngành Hồi sức cài đặt để đưa lượng oxy vào cơ thể bệnh nhân ở mức cao và lý tưởng nhất.

    Trong khi đó, máy tạo oxy là dụng cụ đơn giản, chỉ cần cắm điện là có thể sử dụng. Khi đó, máy sẽ lấy oxy từ trên không khí (khí trời) và tăng độ tinh khiết của oxy. Trong không khí, tỷ lệ oxy chỉ chiếm 20%, Nito chiếm đến 80%. Sau khi không khí đi qua máy tạo oxy, nồng độ oxy sẽ cao hơn. Nếu so sánh với tỷ lệ không khí bên ngoài, lượng không khí hay lượng oxy được đưa ra và đi vào mũi mình sẽ cao hơn so với khí trời.

    Thứ hai, máy thở oxy chỉ được sử dụng trong bệnh viện, đặc biệt là chuyên ngành Hồi sức. Ngược lại, máy tạo oxy có thể được dùng tại nhà.

    Thứ ba, khi phải sử dụng máy thở, khả năng suy hô hấp của bệnh nhân lúc đó đã nặng. Máy sẽ có hệ thống đẩy không khí vào cơ thể người thở, giúp hỗ trợ một phần hay hoàn toàn cho người bệnh.

    Đối với máy tạo oxy, người bệnh còn khả năng chủ động trong việc thở. Tuy nhiên, vì bị tắc nghẽn hay lượng oxy hít vào không đủ nên người bệnh cần một hệ thống có nồng độ oxy cao hơn. Như vậy, người bệnh mới có đủ lượng oxy cho cơ thể.

     
     

    2. Khi nào sử dụng máy thở và máy tạo oxy, thưa BS?

    BS.CK2 Nguyễn Thiện Nhân trả lời: Trong trường hợp suy hô hấp nặng, hôn mê, động tác thở của người bệnh không còn đủ để lấy oxy, giảm khả năng chủ động thở thì cần sử dụng máy thở và điều này cần được thực hiện tại bệnh viện như đã nói ở trên.

    Trong trường hợp người bệnh còn chủ động hít thở được, nhưng vì một nguyên nhân nào đó, lơngj

    Ngược lại, máy oxy được nhóm người còn chủ động hít thở được sử dụng nhưng vì một nguyên nhân nào đó, lượng hít thở không còn hiệu quả. Mình buộc lòng phải tăng nồng độ oxy hơn để lượng oxy nhiều hơn và một động tác hít thở hiệu quả hơn.

    ==> Xem Thêm: Máy tạo oxy 5 lít Philips EverFlo chạy bền bỉ 24/24h - Thương hiệu Mỹ - Bảo hành 3 năm

     

    3 Máy tạo oxy có số lít từ 1-6 và từ 7-10 lít. Ý nghĩa của số lít trên máy quyết định điều gì?

    BS.CK2 Nguyễn Thiện Nhân trả lời: Điều này tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh. Với một bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhu cầu thở oxy của họ không cao, chỉ dao động vài lít. Tuy nhiên, trong trường hợp suy hô hấp cấp đột ngột thì cần lượng oxy cao hơn.

    Số lít ở đây nghĩa là lưu lượng oxy được cung cấp trên dòng đơn vị thời gian. Ví dụ có máy tạo 3 lít oxy trong 1 phút, tạo ra 5 lít oxy trong 1 phút hoặc 7 lít trong phút. Tùy theo nhu cầu của bệnh nhân mà có thể tùy chỉnh lưu lượng. Khi điều chỉnh, bệnh nhân thở và cảm thấy thoải mái thì sẽ sử dụng lưu lượng đó.

    Số lít quyết định nhu cầu bệnh nhân thở ở thể tích bao nhiêu.

    ==> Xem Thêm: Máy oxy 10 lít Dynmed DOS-10A - Thương hiệu máy tạo oxy hàng đầu - BH 1 năm

     

    Ngày đăng: 19-08-2021 721 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha


>