-
[Review] Máy đo đường huyết loại nào tốt, Cách sử dụng, Giá bán
Bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi chỉ số đường huyết một cách thường xuyên bằng máy đo đường huyết. Trên thị trường hiện nay có những máy đo đường huyết nào tốt, cách sử dụng như thế nào, hãy cùng Thanh Tuấn Medical tìm hiểu trong bài viết này.
Thông tin cơ bản về máy đo đường huyết
Để có thể kiểm soát và giữ mức ổn định của đường huyết giúp phòng ngừa, làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường thì các loại máy đo đường huyết là rất cần thiết.
Nhiều bệnh nhân quan niệm lượng đường trong máu chỉ có thể đo được thông qua các xét nghiệm tại các bệnh viện hay các trung tâm chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, lượng đường trong máu hoàn toàn có thể đo được và theo dõi ngay tại nhà bởi các loại máy đo đường huyết có bán trên thị trường hiện nay.
Máy đo đường huyết là một loại thiết bị điện tử có thể đo và tính toán các số liệu đường trong máu tại thời điểm tiến hành đo và được đưa ra dưới dạng một con số chính xác, cụ thể cho người sử dụng. Thiết bị này thường có chứa các đầu que thử hay các cảm biến dùng để xác định nồng độ của glucose có trong máu. Thường ở các đầu que thử có chứa thuốc thử, các thuốc thử này khi tiếp xúc với glucose có trong máu sẽ tạo ra phản ứng điện hóa và cuối cùng máy sẽ cho ra kết quả là nồng độ đường trong máu theo đơn vị g/l. Với các loại thiết bị này, bệnh nhân bị đái tháo đường có thể theo dõi được lượng đường trong máu một cách kịp thời và thường xuyên để có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp cho sức khỏe luôn duy trì ở ngưỡng ổn định.
Phân loại máy đo đường huyết:
Máy đo đường huyết phải lấy máu
Ở những loại máy này người sử dụng cần phải lấy máu để có thể đo được nồng độ glucose trong máu. Đây là loại máy được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta. Một số máy đo đường huyết phải lấy máu được ưa chuộng như: Omron, Terumo Medisafe Fit, Medisana Meditouch 2, Johnson & Johnson One Touch Ultra 2.
Máy đo đường huyết phải lấy máu
Máy đo đường huyết không phải lấy máu
Bệnh nhân tiểu đường có thể theo dõi đường huyết mỗi ngày mà không cần phải chích máu nhờ vào thiết bị thử đường huyết như các miếng dán thông minh có thể đo được nồng độ glucose có trong mồ hôi. Hay thiết bị Dexcom G6 giúp kiểm soát lượng đường trong máu thông qua các dịch cơ thể dưới da nhờ miếng dán trên máy. Một số loại máy khác như: Freestyle Libre Flash Abbott, Omelon A1, Omelon B2.
Tuy nhiên, tại Việt Nam các loại máy chưa thực sự phổ biến và chi phí bỏ ra để mua những loại máy này vẫn khá cao so với loại máy đo đường huyết phải lấy máu.
Cách sử dụng máy đo đường huyết
• Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi tiến hành đo đường huyết
Bạn nên lựa chọn rửa tay bằng xà phòng vừa để diệt khuẩn vừa làm cho sự lưu thông của các mạch máu tốt hơn. Và nếu trong thời tiết lạnh, thì bạn nên rửa tay với nước ấm, điều này sẽ giúp cho việc lưu thông máu xuống tay tốt hơn.
Sau khi tay đã rửa sạch bằng xà phòng thì bạn lau khô tay bằng khăn sạch hay giấy sạch. Bước này giúp cho que thử khi được lấy ra khỏi lọ sẽ không bị làm ướt và khi tiến hành lấy máu, máu sẽ không bị lan trên da.
• Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ lấy máu
Đầu tiên, bạn vặn ngược đầu bút lấy máu ngược chiều kim đồng hồ đầu bút mở ra. Tuy nhiên, có một số loại bút không cần phải vặn chỉ cần giật mạnh là được. Sau đó, bạn lắp kim lấy máu vào trong ống bút. Chú ý đến khi nào kim chạm vào đáy của bút lấy máu thì mới là được. Sau khi đã đặt kim lấy máu vào đúng vị trí trong bút lấy máu, bạn vặn bỏ phần đầu kim được bọc bằng nhựa đi. Cuối cùng, bạn lắp đầu bút lấy máu lại như cũ bằng cách vặn đầu bút theo chiều kim đồng hồ hoặc ấn đầu bút vào đến khi nghe tiếng “ bụp” là được.
• Bước 3: Tiến hành lấy máu
Đối với từng loại da, khi lấy máu cần phải điều chỉnh độ sâu của kim sao cho phù hợp:
Nếu da của bạn mỏng thì bạn chỉ cần chọn mức sâu của kim là 1 hoặc 2
Nếu bạn có da không quá dày mà cũng không quá mỏng thì bạn nên chọn nấc phù hợp nhất là nấc 3.
Nếu da của bạn là da dày, thì bạn nên chọn mức 4 và 5 sẽ phù hợp hơn
Tiếp đó, bạn kéo phần cuối của bút cho tới khi nghe thấy tiếng “bíp” để lên cò bút. Tiếp theo bạn cần cắm vào máy đo đường huyết một que thử máu, máy sẽ khởi động một cách tự động sau khi gắn que. Hoặc bạn có thể khởi động máy trước khi gắn que thử.
Đối với những loại máy đo đường huyết có cài mã que thử dạng code thì máy sẽ nhận diện tự động và số code sẽ hiện trên máy. Bạn chỉ tiếp tục các bước tiếp theo khi số code được ghi trên hộp que và số code hiển thị trên máy trùng nhau.
Để lấy máu, trước tiên bạn cần xoa nhẹ phần đầu ngón tay để máu chạy về phần đầu ngón tay mà bạn cần lấy máu. Đặt đầu bút và đầu ngón tay cần phải lấy máu áp sát vào nhau để lấy máu. Tiếp theo, bạn nhấn nút để kim lấy máu đi tới và đâm nhẹ vào vùng dưới da của ngón tay và sau đó ngay lập tức rút lại. Sẽ xuất hiện cảm giác đau nhẹ, nên bạn không cần phải quá lo sợ vì đau. Sau đó, bạn nặn cho chảy máu ra khoảng chừng 1 giọt.
• Bước 4: Tiến hành đo đường trong máu bằng máy đo đường huyết
Khi đã lấy được giọt máu, bạn chạm nhẹ giọt máu vừa nặn được vào khe lấy máu trên que thử. Lúc này máu sẽ được hút vào trong và khi được hút vào đầy khe máy sẽ phát ra tiếng “bíp” để báo hiệu máu đã được lấy đủ và máy sẽ tiến hành đếm ngược để cho ra kết quả.
Bước này rất quan trọng nên cần bạn phải thao tác cho đúng nếu không sẽ cho kết quả đo không chính xác.
Tùy vào từng loại máy, thường là sau khoảng vài giây máy sẽ cho kết quả đo là mmol/L hoặc mg/dL.
Một vài điều cần lưu ý:
Trước khi tiến hành đo đường huyết, bạn cần nhịn ăn trong vòng ít nhất 8 tiếng để có được kết quả đo chính xác. Bạn nên tiến hành đo đường huyết vào lúc sáng sớm, khi bạn chưa ăn uống gì.
Que lấy máu phải được gắn vào máy đo đường huyết trước rồi sau đó mới chấm máu. Không được chấm máu rồi mới tiến hành gắn que thử vào máy đo.
Khi que thử được gắn vào thì máy sẽ bật lên tự động và sẽ tắt sau 3 phút hoặc tắt khi rút que ra. Vì vậy bạn cần thao tác gắn sẵn que thử vào máy và nhanh chóng sử dụng bút bắn máu ra trong thời gian 3 phút, hoặc là bạn dùng bút làm bắn máu ra trước rồi sau đó nhanh chóng tiến hành gắn que vào máy rồi chấm máu.
Các tiêu chí lựa chọn máy đo đường huyết tốt nhất
• Tiêu chí thứ nhất: Về que thử. Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy đo đường huyết là máy có que thử cài code và máy không cài code. Hầu như những máy có cài code là máy đời cũ, bạn nên lựa chọn loại máy không cài code sẽ dễ dàng sử dụng hơn trong việc thay que thử mới.
• Tiêu chí thứ hai: Máy có thể đo được ở vị trí trên cơ thể. Một số loại máy không chỉ lấy máu ở ngón tay để kiểm tra mà bạn còn có thể lấy máu ở các vị trí khác như cánh tay, đùi, cẳng tay, bắp chân. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi đổi vị trí lấy máu.
• Tiêu chí thứ ba: Chỉ cần lấy mẫu máu nhỏ cũng có thể đo được và cho kết quả nhanh, chính xác. Việc máy cho kết quả nhanh sẽ rất hữu ích nếu như bạn đang trong tình trạng bị hạ đường huyết, xác định được nồng độ glucose sẽ giúp bạn bổ sung đường nhanh chóng để tránh hạ đường huyết quá mức.
• Tiêu chí thứ tư: Máy có bộ nhớ lớn. Ngày nay, các máy đo đường huyết có thể lưu được đến 500 kết quả. Lớn hơn rất nhiều so với bộ nhớ của các máy đời cũ chỉ lưu được 10 kết quả.
• Tiêu chí thứ năm: máy có thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi: điều này sẽ giúp ích cho bạn khi đi đâu xa, bạn có thể dễ dàng mang máy theo bên mình.
• Tiêu chí thứ sáu: Máy có phần mềm đi kèm theo.
Tiêu chí thứ bảy: Máy có các thao tác sử dụng dễ dàng
Đối với những bệnh nhân có thị lực kém máy sẽ được thiết kế màn hình to, dễ nhìn và dễ đọc.
Đối với những người đang bị hạ đường huyết hay bị run tay thì việc đo đường huyết sẽ trở nên khó khăn hơn và có thể gây không chính xác vì vậy họ sẽ cần một loại máy đo có thiết kế tiện lợi, dễ sử dụng và dễ cầm hơn.
Các loại máy đo đường huyết hiện nay
1. Máy đo đường huyết của Đức- Accu Chek Active
Máy đo đường huyết Accu Chek Active do hãng Roche thuộc công ty Roche Diagnostics- một công ty nổi tiếng tại Đức sản xuất. Đây là một hãng rất nổi tiếng trong nghiên cứu và sản xuất ra các thiết bị y tế, đặc biệt là những loại máy đo đường huyết với tính chính xác nằm trong top đầu các hãng sản xuất máy đo đường huyết trên thế giới hiện nay.
Một số mẫu máy đo đường huyết do hãng Roche như: Accu Chek Advantage, Accu Chek Nano SmartView, Accu Chek Performa, ACCU CHEK Compact Plus và một số dòng máy khác. Những mẫu mã mang thương hiệu Roche có thiết kế đẹp mắt, dễ dàng sử dụng và tính chính xác lên đến 99,9%. Các dòng máy của hãng sở hữu công nghệ mới có nhiều sự cải tiến nên cho kết quả đo chính xác và nhanh chóng.
Máy đo đường huyết của Đức- Accu Chek Active
Sản phẩm máy đo đường huyết Accu Chek được bệnh viện Huyết học Trung ương Hà Nội sử dụng rộng rãi nhằm thu được kết quả đo tiểu đường nhanh với độ chính xác tuyệt đối. Máy đo đường huyết Accu Chek Active có que thử với công nghệ chống oxy hóa nên có thể dùng được tới hết hạn được ghi trên hộp mà không sợ que bị hỏng khi hộp mở ra mà không sử dụng.
Que thử có độ bền cao, đặc điểm này rất phù hợp với kiểu khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Accu Chek Active sở hữu công nghệ tiên tiến đem lại cho người sử dụng nhiều tiện ích như người dùng không cần phải cài code, chỉ cần cắm que thử vào máy là có thể sử dụng luôn.
2. Máy đo đường huyết Uright TD-4265
Đây là loại máy đo đường huyết lý tưởng dành cho những người bệnh mắc đái tháo đường, máy giúp cho việc theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu một cách chính xác và nhanh chóng. Máy Uright TD-4265 sở hữu thiết kế nhỏ gọn nên việc mang theo bên mình rất dễ dàng cho người bệnh. Lượng máu mà người sử dụng cần lấy chỉ là một lượng rất nhỏ tại các vị trí khác nhau trên cơ thể và sau 5 giây máy sẽ cho kết quả đo lập tức. Máy Uright TD-4265 phù hợp cho người bệnh sử dụng tại nhà, hỗ trợ quá trình theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình.
Máy đo đường huyết Uright TD-4265
Máy Uright TD-4265 có men GOD trên que thử với khoảng đo rộng của HCT và cho kết quả đo tốt nhất. Đặc biệt, máy có cài đặt chế độ giúp đánh dấu kết quả của lần đo trước và sau khi ăn khiến người sử dụng có thể dễ dàng kiểm soát được các chỉ số đường trong máu một cách hiệu quả và chính xác. Máy Uright TD-4265 sở hữu thiết kế hiện đại có màn hình LCD, hỗ trợ người sử dụng trong khi thao tác dùng sản phẩm.
3. Máy đo đường huyết On Call Plus
Máy thử tiểu đường On Call Plus được sản xuất bởi hãng ACON Laboratories Inc, là một hãng sản xuất các thiết bị y tế, y sinh top đầu trên thế giới. Hãng có thâm niên và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất các test thử đường máu nhanh dành cho các trung tâm y tế, bệnh viện.
Máy đo đường huyết On Call Plus của hãng có thiết bị nhỏ gọn, sở hữu tính chính xác cao. Sản phẩm này đã được phân phối hàng chính hãng ở Việt Nam, được bảo hành, que thử của loại máy này luôn sẵn có và có thể dễ dàng mua được ở mọi nơi với giá cả phải chăng.
Máy đo đường huyết On Call Plus
Que thử của máy On Call Plus được sản xuất dựa theo hệ men GOD được sử dụng làm chất tham gia phản ứng có trong thành phần của que thử. Men này sẽ cho phản ứng đặc hiệu với glucose có trong máu, vì vậy kết quả nhận được có độ chính xác cao. Mỗi que thử sẽ được gói trong từng túi riêng rẽ nên chất lượng của que thử luôn đảm bảo từ lần dùng que đầu tiên cho đến que cuối cùng được sử dụng. Bạn sẽ không cần phải lo lắng khi mỗi lần mở hộp ra để lấy que thử và sợ rằng que chưa được sử dụng sẽ bị oxy hóa.
Các thao tác sử dụng máy On Call Plus dễ dàng, rất phù hợp cho người cao tuổi khi sử dụng, lượng máu lấy cho mỗi lần thử ít. Pin lithium của máy không bị chảy nước.
4. Máy đo đường huyết Ogcare
Máy thử tiểu đường Ogcare là một sản phẩm do công ty Biochemical Systems International (BSI) của Italia sản xuất. Máy được sản xuất với tiêu chuẩn ISO 15197:2013 nghiêm ngặt. BSI là một công ty hoạt động trên lĩnh vực y học và theo dõi sức khỏe tại thị trường quốc tế.
Máy Ogcare do BSI sản xuất sở hữu những ưu điểm vượt trội như: nhận mã que thử tự động, tốc độ lấy máu rất nhanh chỉ trong vòng 0,1 giây, giúp hạn chế việc hỏng que thử khi sử dụng dẫn tới làm tăng chi phí cho người sử dụng, đặc biệt máy còn có bảo hành trọn đời.
5. Máy đo đường huyết Safe-accu
Máy Safe Accu được sản xuất dựa trên công nghệ Đức nên đảm bảo được chất lượng của sản phẩm và độ chính xác đến từng chi tiết. Ngoài ra, sản phẩm được gia công ở Đài Loan nên máy Safe Accu khi nhập khẩu về thị trường Việt Nam có giá thành rẻ hơn so với những dòng máy được nhập khẩu từ Mỹ, Đức hay Nhật.
Về độ chính xác, Safe Accu là thiết bị sở hữu công nghệ tiên tiến nhất, máy có thể phát hiện và sửa chữa những biến thể về tỷ lệ của hồng cầu ở trong máu giúp người dùng có thể đo đường huyết với kết quả chính xác ở mọi điều kiện về môi trường. Lượng máu cần lấy khi đo bằng máy đo đường huyết Safe Accu rất nhỏ, chỉ vào khoảng 0,5 microlit vì vậy khi sử dụng máy kim lancet không cần phải đâm quá sâu vào da.
Máy Safe Accu có thiết kế hiện đại mà lại đơn giản, không cần phải sử dụng mã code trên que thử, đem đến cho người sử dụng sự tiện lợi và dễ dàng sử dụng. Máy sẽ cho kết quả đo nhanh chóng và độ chính xác cao chỉ trong vòng 5s. Ngoài ra, máy Safe Accu còn có bộ nhớ có thể lưu trữ đến 480 lần đo, cho phép việc lưu kết quả theo ngày, tháng. Nhờ vậy bệnh nhân có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát được nồng độ đường trong máu của mình để có thể lựa chọn cho mình một chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý.
6. Máy đo đường huyết Freestyle Libre Flash Abbott
Freestyle Libre Flash Abbott là sản phẩm được sáng chế bởi tập đoàn dược phẩm Abbott. Sản phẩm đã nhận được chứng chỉ của FDA về tiêu chuẩn chất lượng, khách hàng có thể yên tâm sử dụng.
Với thiết bị này, bệnh nhân có thể theo dõi đường huyết ở mọi thời điểm, chứ không có định vào một thời điểm nào như máy đo đường huyết cần chích máu.
Máy đo đường huyết Freestyle Libre Flash Abbott
♦ Cấu tạo của thiết bị:
- Gồm miếng dán kích thước tương đương đồng xu, được tích hợp cảm biến theo dõi đường huyết thường xuyên. Miếng dán này có khả năng chống thấm nên có thể sử dụng được khi tắm rủa hay bơi lội.
- Thiết bị ghép nôi với miếng dán để hiện thị kết quả đo được.
♦ Ưu điểm:
- Rất thuận tiện sử dụng, cho kết quả liên tục, nhanh chóng.
- Kết quả đo rất chính xác, gần như tương tương với thiết bị đo bằng cách chích máu.
- Có tính năng loại bỏ chỉ số Acetaminophen, tăng độ chính xác khi đo.
7. Máy đo đường huyết không cần lấy máu Omelon
Omelon là máy đo đường huyết được sản xuất tại Nga, có thể tích hợp tính năng đo đường huyết, huyết áp và nhịp tim.
Cơ chế đo đường huyết của thiết bị Omelon chưa được làm rõ. Và thiết bị này chưa được phân phối rộng rãi tại thị trường Việt Nam.
Máy đo đường huyết không cần lấy máu Omelon
Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà có thực sự cần thiết?
Máy đo đường huyết có vai trò rất quan trọng với những người mắc tiểu đường. Đặc biệt là những bệnh nhân đã và đang cần đến sự hỗ trợ của những loại thuốc có tác dụng kiểm soát đường huyết. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng tới lượng đường huyết, có thể khiến cho đường huyết tăng cao trong khi mỗi tháng bệnh nhân chỉ đi khám định kỳ 1 lần. Do vậy, khi sử dụng các loại máy đo đường huyết sẽ giúp ích cho bệnh nhân rất nhiều trong việc kiểm soát tốt nồng độ đường huyết của bản thân và sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Từ đó, ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các thiết bị, máy đo đường huyết ngày nay thường khá nhỏ gọn, có thể mang theo bên mình dễ dàng, tiện lợi và sử dụng rất dễ dàng, phù hợp với nhiều độ tuổi và các đối tượng khác nhau. Khi bệnh nhân cảm thấy cơ thể mệt mỏi hoặc xuất hiện các triệu chứng gây khó chịu thì người bệnh có thể sử dụng máy đo đường huyết để có thể kiểm tra được lượng đường trong máu và có những biện pháp xử trí kịp thời.
Thông qua chỉ số đường trong máu mà người bệnh đã đo được mỗi ngày, người bệnh sẽ lập ra được kế hoạch tập luyện, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và tìm hiểu, sử dụng những mẹo, các loại thực phẩm giúp ổn nồng độ đường trong máu. Không chỉ vậy, đối với những bệnh nhân lớn tuổi, người thân của họ có thể sử dụng máy đo để theo dõi tình trạng sức khỏe của người thân mình và có một chế độ chăm sóc người bệnh phù hợp.
Với tất cả những lí do quan trọng bên trên thì mỗi bệnh nhân tiểu đường nên sắm cho mình 1 chiếc máy đo đường huyết và nên tập cho mình thói quen sử dụng máy mỗi ngày. Không cần phải là những chiếc máy có chất lượng quá tốt nhưng hãy duy trì thói quen này để bảo vệ sức khỏe của mình mỗi ngày. Ngoài ra, những người bình thường cũng có thể sử dụng máy này để tầm soát đường huyết của mình như một cách bảo vệ bản thân.
Máy đo đường huyết giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường máy đo đường huyết có nhiều loại, của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Do đó giá cả có thể chênh lệch giữa từng loại.
Thông thường mỗi máy đo đường huyết có giá từ 500.000 đến hơn 3 triệu đồng. Bạn đọc nên tìm những máy đo huyết áp của các hãng nổi tiếng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để có được kết quả đo chính xác nhất.
Mua máy đo đường huyết ở đâu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
Hiện tại các loại máy đo đường huyết có thể được bán tại các nhà thuốc, hiệu thuốc. Nhưng để chọn được một loại máy có giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng thì việc chọn nơi mua uy tín là rất cần thiết.
Ngày đăng: 27-09-2021 845 lượt xem