-
Biến chứng bệnh viêm nha chu của người bị tiểu đường
Hiện nay, đã có rất nhiều cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm nha chu của người bị tiểu đường cao gấp 4 lần những người không bị mắc bệnh tiểu đường. Vậy thì nguyên nhân là do đâu? Và những biến chứng mà bệnh có thể xảy ra là gì?
Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và biến chứng của bệnh viêm nha chu đối với người bị tiểu đường.
Nha chu chỉ có 2 loại: viêm nướu(hay còn gọi là viêm lợi) và viêm nha chu(hay còn gọi là viêm quanh răng). Bệnh viêm mướu tồn tại trong khoảng thời gian rất dài nhưng có thể sẽ không nặng thêm. Nhưng khi bắt đầu bước sang tuổi 35-45 thì tình trạng bệnh sẽ thay đổi, nướu bì viêm sẽ trở nặng và trở thành bệnh viêm nha chu. Nguyên nhân thường là do người cao tuổi hay bị mắc các bệnh đái tháo đường, hệ miễn dịch suy giảm.
Biến chứng bệnh viêm nha chu của người bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây viêm nha chu
Nguyên nhân chủ chốt vẫn là do vi khuẩn trong miệng gây nên. Có rất nhiều vi khuẩn gây viêm nướu, viêm nha chu sinh sống trong các mảng bám, cao răng. Với những người bị nhiễm HIV, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch thì các vi khuẩn này sẽ có điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh viêm nha chu, viêm lợi.
Những ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường với viêm nha chu
Những người bệnh đái tháo đường thường có những tác động thay đổi ở thận, võng mạc, những mạch máu dây thần kinh và hoàn toàn cũng có thể ảnh hưởng đến mô nha chu. Khi đó các mạch máu nhỏ sẽ bị tăng kích thước bề dày thành vách làm hẹp lòng mạch ở nước răng, điều đó làm giảm oxygen khuếch tán, gây cản trở cho việc cung cấp dinh dưỡng cho nướu. Lượng đường huyết của người bệnh tiểu đường tăng làm giảm khă năng bảo vệ nướu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây ra bệnh viêm nha chu.
Sự tác động của viêm nha chu trong việc kiểm soát đường huyết
Đây chính là sự tác động 2 chiều, một mặt bệnh đái tháo đường tác động đến mô nha chu thì cùng lúc đó khả năng viêm nha chu tác động ngược lại việc kiểm soát đường huyết. Cần điều trị bệnh viêm nha chu, sớm loại bỏ được những vi khuẩn gây bệnh, làm giảm viêm sưng, điều đó có ý nghĩa tích cực đến việc kiểm soát lượng đường huyết.
Viêm nha chu tác động đến việc kiểm soát đường huyết
Dựa vào những nghiên cứu và thống kê, bệnh viện Đại học Y Dược đã chỉ ra rằng, những người bệnh tiểu đường sau khi được điều trị tận gốc bệnh viêm nha chu thì lượng đường huyết cũng giảm rất nhiều, cũng có trường hợp trở lại bình thường.
Cho dù đã được điều bệnh nha chu khỏi hẳn thì bệnh nhân tiểu đường cũng cần có chế độ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách để loại bỏ đi những mảng bám, lấy cao răng định kỳ để vi khuẩn không còn môi trường để phát triển.
Xem thêm:
⇒ Chọn thuốc chữa viêm lợi theo tiêu chuẩn nào?
⇒ 4 bài thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng hiệu quả nhanh chóng
Ngày đăng: 19-05-2015 2,405 lượt xem