• Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

    Hiện tượng trẻ sơ sinh nôn sau khi ăn hay bú quá no là điều bình thường và được hiểu là hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi nôn trớ diễn ra thường xuyên ngay cả lúc bé chưa ăn quá no hay nôn khi thay đổi tư thế đột ngột thì bố mẹ cần chú ý kiểm tra vì rất có thể bé đã mắc bệnh trào ngược dạ dày. Vậy có cách chữa bệnh trào ngược ở dày ở trẻ em không khi các bé còn quá nhỏ.

    Bé có biểu hiện quấy khóc, khó chịu, không tăng cân có thể là do bị bệnh trào ngược dạ dày

    Cảnh giác trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

    Nôn trớ sinh lý và nôn trớ do bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nhiều điểm khác nhau:

    Nôn trớ sinh lý

    - Bé thường nôn ngay sau khi ăn hoặc trong lúc đang bú.

    - Nôn trớ do lần đầu ăn loại thức ăn mới.

    - Số lần ít, thoáng qua hoặc mỗi ngày một lần.

    - Ngoài lúc nôn trớ, bé vẫn chơi bình thường.

    Nôn trớ do bị trào ngược dạ dày ở trẻ em

    - Bé thường bị nôn do thay đổi tư thế đột ngột

    - Ăn xong một lúc từ khoảng 30 phút đến một tiếng sau mới nôn.

    - Tần suất nôn trớ nhiều lần trong ngày.

    - Bé có biểu hiện sợ bú hoặc ăn: khóc nhiều, từ chối bú, uốn éo vặn người, khó chịu…

    Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày của bé

    Tùy vào thể trạng của từng bé mà mức độ bệnh lý có thể nặng hay nhẹ. Và chỉ khi hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh mới tìm đúng cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

    - Dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện: dạ dày ở trẻ em nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn, bên cạnh đó cơ thắt thực quản (có nhiệm vụ mở ra khi thức ăn đi qua và đóng lại khi tiêu hóa thức ăn) của bé cũng chưa ổn định, nên đôi lúc lẽ ra phải đóng kín thì cơ thắt thực quản lại mở làm cho thức ăn tràn ra và đi ngược lên trên gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

    - Tư thế cho bé bú chưa đúng: thông thường tư thế cho con bú của các mẹ là hay nằm cho con bú, nhất là vào ban đêm, tuy nhiên có thể các mẹ chưa biết, ở tư thế này bé dễ nôn trớ hơn do lúc này dạ dày như một cốc sữa nằm ngang khiến sữa dễ tràn lên thực quản.

    Cách chăm sóc, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

    Khi bé mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm như sặc sữa, thức ăn đi qua mũi, thậm chí là nôn ra máu. Vì vậy, để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra thì song song với việc tìm cách chữa trào ngược dạ dày cho con, bố mẹ khi chăm sóc bé cũng cần chú ý các điểm sau:

    - Cho bé bú, ăn đúng tư thế.

    - Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa trong ngày

    - Tránh rung lắc sau khi bé mới ăn xong như thế sẽ khiến bé dễ bị nôn, nên giữ ở tư thế ngồi thẳng lưng hay bế đứng một lúc để bộ tiêu hóa làm việc được tốt hơn, nhất là đối với bé có biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em thì tuyệt đối không làm động tác rung lắc trên.

    - Thời kỳ cho con ăn dặm, nên nấu đồ ăn đặc hơn và dễ tiêu hóa.

    - Sau khi con bị nôn, không nên cho bé ăn lại ngay mà thay vào đó cho bé uống chút nước ấm.

    - Khi bé ngủ, chú ý nên cho bé nằm nghiêng vì khi nằm ngửa lúc nôn trớ dễ sặc lên mũi gây ngạt thọng 

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. chúc bạn luôn vui khỏe!

    Ngày đăng: 23-09-2017 1,332 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha