-
Cách chữa trị bao tử khẩn cấp
Đau bao tử là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất, bệnh thường gây những cơn đau và tái đi tái lại khi đói hoặc ăn quá no gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của bạn. Bạn đã đối phó với cơn đau như thế nào. Hãy bỏ túi ngay cách chữa trị bao tử khẩn cấp dưới đây giúp ngăn chặn cơn đau tức thì và ngăn ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu nhé!
Sử dụng thuốc giảm đau
Đây là cách mà hầu hết các bệnh nhân thường áp dụng khi cơn đau dạ dày xảy đến. Bởi cách trị đau bao tử khẩn cấp này giúp giảm đau nhanh và dễ dàng mua thuốc ở các tiệm thuốc Tây.
Tuy nhiên, việc điều trị bằng cách này cần phải theo sự chỉ định của bác sỹ tránh tình trạng uống quá liều và không đúng thuốc gây ảnh hưởng tới bộ phận khác như gan, thận. Một số thuốc kháng sinh thường chữa dạ dày như: Tinidazol, Metronidazol, Clarithromycin, Amoxicilline... sẽ giúp ngăn chặn nhanh tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, nóng rát vùng thượng vị.
Thuốc giảm đau trị đau bao tử khẩn cấp.
Trị đau bao tử khẩn cấp bằng mẹo chữa dân gian
Chườm nóng: Khi đau dạ dày bạn hãy dùng 1 chai nước ấm hoặc khăn tắm ngâm vào nước nóng nhiệt độ trung bình khoảng 40 độ C, sau đó chườm vào bụng chỗ bị đau. Dưới tác động của nhiệt độ sẽ làm cải thiện lưu lượng máu lưu thông tới vùng bụng, đây là cách trị đau bao tử khẩn cấp rất dễ thực hiện tạo cho bạn cảm giác dễ chịu, cơn đau dần được tiêu tan.
Chườm nóng là cách giảm đau bao tử nhanh nhất.
Uống nước gừng ấm: Gừng có tính ấm, không chỉ kháng viêm, chống khuẩn, làm sạch đường ruột mà còn làm giảm cơn đau nhanh. Khi bạn có dấu hiệu đau dạ dày, hãy lấy nửa ly nước nóng 100ml pha với một chút gừng băm nhuyễn để khoảng 5 phút rồi uống.
Uống nhiều nước: Cũng giống với hai cách trên, uống nhiều nước đặc biệt là nước ấm giúp trị đau bao tử khẩn cấp rất hiệu quả. Nước giúp đào thải những độc tố trong đường ruột, giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Trên đây là hai cách trị đau bao tử khẩn cấp thường được áp dụng. Tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý nếu cơn đau kéo dài thì thì nên đến cơ sở y tế thăm khám, tránh bệnh trở nặng khó chữa. Với cuộc sống và môi trường như hiện nay, mọi người cần phải có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng áp lực ảnh hưởng tới dạ dày. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Ngày đăng: 31-08-2018 1,681 lượt xem