-
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng?
Hàng ngày, nhà thuốc Đông y Thanh Tuấn chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng về bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Hôm nay, nhà thuốc sẽ trả lời một câu hỏi về bệnh lý dạ dày để khách hàng hiểu rõ hơn.
Câu hỏi:
Lê Lan – Q1, TP Hồ Chí Minh
Chào nhà thuốc!
Con gái em năm nay 4 tuổi, bé nặng 15kg, bị viêm dạ dày, loét hành tá tràng, viêm trào ngược thực quản cấp độ 1. Em đã đưa bé đi khám và uống thuốc nhưng không thấy giảm nhiều.
Cho em hỏi bệnh của con em như thế thì chế độ dinh dưỡng như nào tốt ạ? Nhà thuốc có thể kê chế độ dinh dưỡng cho em trong vòng 1 tuần không ạ? Em cảm ơn.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
Trả lời:
Chào Chị Lan!
Không phải ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng mắc phải căn bệnh viêm loét dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân như bẩm sinh hay chế độ ăn uống. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng hợp lý sẽ giúp cho trẻ nhanh chóng vượt qua những cơn đau dạ dày tá tràng hấp thụ được chất dinh dưỡng ổn định hệ tiêu hóa.
Với tình trạng của bé nhà chị thì cần phải có một chế độ chăm sóc phù hợp nhất trong khẩu phần ăn uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho bé. Chị nên chú ý một số vấn đề sau:
- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ: Vitamin, vi chất, muối khoáng theo tuổi, cân nặng.
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn nấu nhuyễn nghiền nát, sử dụng rau củ không dùng rau có lá nhiều chất xơ.
- Trong bữa ăn, không vừa ăn vừa uống nhất là sử dụng đồ uống có gas.
- Sử dụng nguồn protein từ thịt (nạc vai lợn, lườn gà), trứng (hấp, dạng kem caramen, xúp), sữa.
- Sử dụng nguồn vitamin từ rau củ (khoai tây, khoai lang nhiều beta-caroten và vitamin C…)
- Không nên ăn chan canh vì như vậy trẻ không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng gây khó tiêu cho dạ dày.
- Ngoài ra nên cho trẻ uống thêm sữa và ăn các chế phẩm từ sữa như; phomai, váng sữa, yaourt,...
Bên cạnh đó, chị nên kiêng cho bé ăn những thức ăn sau:
- Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xưởng, xúc xích.
- Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.
- Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
- Gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
Ngoài việc chú ý trong ăn uống, thì chị nên đưa bé đi khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe cho bé.
Chúc bé nhanh khỏi bệnh!
Ngày đăng: 12-01-2018 1,129 lượt xem