• Dị ứng nổi mề đay cần kiêng gì?

    Nổi mề đay kiêng ăn gì? Có được tắm khi đang bị nổi mề đay không? là lo lắng, thắc mắc dễ hiểu của những người có cơ địa thường xuyên bị dị ứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình về bệnh lý này một cách rõ ràng.

    Vì sao bị dị ứng nổi mề đay?

    Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa. Bệnh lý này thường gặp nhiều ở phụ nữ và trẻ em.

    Các nguyên nhân khiến cơ thể bị dị ứng nổi mề đay bao gồm:

    • Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất đạm (hải sản, thịt bò, trứng, sữa…) hay thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều hóa chất độc hại.

    Ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm là một trong những nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay.

    • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích ứng kịp và nổi mề đay.
    • Bệnh nhân bị dị ứng với thuốc kháng sinh hay một số loại thuốc điều trị bệnh lý khác.
    • Do lạm dụng uống nhiều bia rượu.
    • Dị ứng với mỹ phẩm, hóa chất.
    • Một số bệnh lý ở gan, nóng gan hay bệnh nhiễm trùng giun sán cũng gây nổi mề đay.
    • Do di truyền và sức đề kháng yếu nên khó chống lại các tác nhân gây bệnh trong sinh hoạt, tiếp xúc hàng ngày.
    • Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.

    Bệnh mề đay có thể xuất hiện bất cứ khi nào, bạn càng gãi các nốt sẩn càng lan rộng. Các nốt sẩn mọc một thời gian rồi có thể tự lặn mất. Tuy nhiên bệnh mề đay không được điều trị sớm, triệt để thì dẫn dễ phát triển nặng hơn thành mề đay mãn tính. Khi bệnh đã ở tình trạng mãn tính thì khả năng điều trị sẽ khó hơn và cần nhiều thời gian hơn. Do vậy, khi mới phát hiện bệnh bạn cần tìm hiểu và có cách vệ sinh điều trị bệnh hợp lý.

    Bệnh mề đay bạn càng gãi sẽ càng lan rộng ra.

    Dị ứng nổi mề đay có tắm được không?

    Khi bị dị ứng nổi mề đay thì chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng không được tắm, phải kiêng nước. Tuy nhiên, điều này là không đúng, khi bạn bị nổi mề đay cần phải tắm rửa để vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày tránh nhiễm khuẩn.

    Vậy để trả lời cho câu hỏi “nổi mề đay có tắm được hay không? Thì trước tiên bạn phải xác định chính xác nguyên nhân gây nổi mề đay của mình là từ đâu, để từ đó có cách điều trị hợp lý.

    • Nếu bạn bị nổi mề đay do các tác nhân thông thường như: dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, do dị ứng lông côn trùng… thì bạn không cần phải kiêng nước. Bạn có thể tắm, lau người bằng nước nóng hoặc mát đều được.
    • Nếu bạn bị dị ứng nổi mề đay do nhiễm lạnh thì tuyệt đối nên kiêng sử dụng nước lạnh để tắm. Thay vào đó, bạn sử dụng nước nóng để chườm ấm, tắm, lau vùng da bị dị ứng sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bạn đang gặp phải.
    • Nếu bạn bị nổi mề đay do nắng nóng, bụi bẩn… thì tuyệt đối không nên sử dụng nước nóng để tắm, lau người. Mà thay vào đó nên sử dụng nước lạnh, khăn mát để tắm và lau người.
    • Nếu bạn bị nổi mề đay do dị ứng với mỹ phẩm, hóa chất, chất tẩy rửa… thì bạn không nên dùng các loại sữa tắm, xà bông tắm. Mà thay vào đó bạn có thể nấu các lá cây, thảo dược để tắm như: sài đất, lá khế, kinh giới… Sẽ giúp bạn làm sạch vi khuẩn gây viêm da.

    Dị ứng nổi mề đay nên kiêng gì?

    Đa phần, ai cũng bị dị ứng nổi mề đay một vài lần trong đời. Vì vậy, để tránh bị nổi mề đay và điều trị nhanh khỏi thì ngoài việc uống thuốc theo đơn bác sỹ kê, bạn nên chú ý kiêng cữ những vấn đề sau:

    • Kiêng thực phẩm giàu đạm: Những thực phẩm giàu đạm như hải sản (tôm, cua, cá biển); thịt bò; thịt gà… là một trong những tác nhân làm tình trạng dị ứng, mề đay hay xuất hiện.
    • Kiêng thực phẩm kích thích, cay nóng: Để làm giảm các triệu chứng của tình trạng mề đay, mẩn ngứa khắp người, người bệnh nên giảm đường, muối trong chế độ ăn vì chúng có thể làm gia tăng tình trạng dị ứng cho cơ thể. Tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu… bởi chúng có khả năng làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

    Bệnh nổi mề đay nên kiêng uống rượu bia.

    • Tránh đi ra ngoài nhiều: Bệnh nhân nên hạn chế đi ra ngoài vì các yếu tố thời tiết như nắng nóng, lạnh sẽ khiến mề đay nổi nhiều và trở nặng hơn. Nếu có việc gấp phải đi hãy có các biện pháp che chắn bảo vệ cơ thể kĩ lưỡng như đội nón, mặc áo khoác, mũ, đeo găng tay.
    • Mặc quần áo nhẹ và thoáng: Bạn nên lựa chọn những chất liệu mềm và nhẹ như thun, cotton để mặc. Không mặc các lọai quần áo quá bó hay ẩm ướt để tránh cọ xát tổn thương da.
    • Tránh lạm dụng thuốc: Khi bị dị ứng nổi mề đay, ai cũng muốn mình nhanh khỏi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc chống dị ứng, kem bôi mà không theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn lạm dụng nhiều sẽ khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, ảnh hưởng đến chức năng gan thận và dẫn đến việc bệnh dễ bị tái phát nặng hơn.

    Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thể trả lời được câu hỏi bị bệnh ngứa nổi mề đay có tắm được không và cần kiêng cữ những gì để có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!

    Xem ngay giải pháp điều trị bệnh Mề đay

    Ngày đăng: 17-04-2018 1,980 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha


>