• Thực đơn tốt cho người bị mụn nhọt

    Cơ thể bạn hay bị nóng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mụn nhọt khắp người. Để giúp cải thiện các triệu chứng của mụn nhọt ngoài việc điều trị bên ngoài, bạn cần phải hết sức lưu ý một số vấn đề từ bên trong thông qua việc ăn uống hàng ngày của mình. Đặc biệt, bạn cần biết khi bị nổi mụn nhọt nên ăn gì và không ăn gì để hạn chế và cải thiện tình trạng nổi mụn.

    Vì sao bị mụn nhọt

    Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông do vi khuẩn tấn công. Khi mới bị, thường chỉ là một nốt nhỏ trên da sau đó sưng viêm đỏ, lớn dần sau vài ngày gây đau đớn và khó chịu. Mụn nhọt có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể, nhưng phần lớn thường thấy trên đầu, mặt, lưng, mông và đùi.

    Nang lông bị nhiễm trùng là nguyên nhân gây nổi mụn nhot.

    Nguyên nhân xuất hiện các nốt mụn nhọt là do một số tác động bên ngoài làm da bị tổn thương như: cạo râu, chà xát, gãi, mồ hôi ra nhiều, dùng xà phòng tắm có chất tẩy mạnh, ăn uống nhiều đồ nóng… Ngoài ra, còn do các yếu tố bên trong gây bệnh như: béo phì, tiểu đường, viêm da cơ địa… Từ đó, tạo điều kiện cho một loại vi khuẩn (tụ cầu) xuất hiện và xâm nhập vào cơ thể qua vết xước nhỏ, vết cắt trên da hoặc các nang lông gây viêm nhiễm.

    Bên cạnh đó, tình trạng mụn nhọt xuất hiện còn do yếu tố nội tiết, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, dùng sản phẩm dành cho vùng kín chưa thích hợp hay do mặc quần áo quá chật gây nên.

    Bị mụn nhọt nên ăn gì?

    Để việc điều trị mụn nhọt được hiệu quả và nhanh chóng, chúng ta cần phải lưu ý chăm sóc cả bên trong lẫn bên ngoài. Đó chính là chú ý đến vệ sinh cá nhân và chế độ sinh hoạt hằng ngày song song với đó là có một thực đơn dành riêng để điều trị tình trạng mụn nhọt, nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, mát máu và mát gan như:

    - Các loại rau xanh: rau má, rau cần, rau dền, rau lang, rau bồ ngót, rau mồng tơi, rau cải xanh, bông atiso có tính mát giúp thanh nhiệt, mát cơ thể, không chỉ giúp trị mụn nhọt mà còn giúp bồi dưỡng sức khỏe.

    Người bị mụn nhọt nên uống nhiều nước rau má.

    - Đậu xanh: Bạn có thể chế biến đậu xanh kết hợp với nha đam để nấu chè đậu xanh nha đam giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu mủ do ung nhọt rất tốt. Hoặc bạn giã vài hạt đậu xanh tươi rồi đắp với chổ mụn nhọt cũng có hiệu quả cao.

    - Trà xanh, hoa cúc: pha trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo dược để uống hàng ngày giúp đẹp da, ngăn ngừa và trị mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nhọt….

    - Các loại củ quả và trái cây: dưa chuột, bí đao, khổ qua, dưa hấu, đu đủ, cam, chanh, bưởi, dâu tây, kiwi… giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và giải độc tố trong cơ thể rất hiệu quả.

    Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C giúp đẩy lùi tình trạng mụn nhọt.

    - Thực phẩm chứa nhiều kẽm: giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa và điều trị mụn rất hiệu quả. Thực phẩm chứa nhiều kẽm mà người bị mụn nhọt nên bổ sung như hải sản, ngũ cốc, trứng, nấm.

    - Ăn nhiều cá: So với thịt, cá có chứa nhiều chất béo Omega 3 và axit béo nên rất tốt cho da cũng như sức khỏe, giúp ngăn ngừa được các loại mụn hiệu quả như mun nhọt, mụn bọc, mụn trứng cá. Các loại cá người bị mụn nhọt nên bổ sung như cá tuyết, cá thu, cá ngừ, cá hồi.

    Bên cạnh việc bổ sung những thức ăn trên, để giúp bệnh cải thiện nhanh thì người bị mụn nhọt nên thường xuyên uống nhiều nước để thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và lưu thông máu.

    Bị nổi mụn nhọt không nên ăn gì?

    Đối với người bị mụn nhọt, để giúp quá trình điều trị nhanh khỏi cũng như tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn bạn cần kiêng ăn các thực phẩm sau đây:

    Người bị mụn nhọt kiêng ăn các thức nóng cay nóng.

    Kiêng các thức ăn nóng, dễ sinh nhiệt trong cơ thể

    Bệnh nhân cần kiêng ăn các gia vị cay nóng như hành, tỏi, ớt, tiêu, gừng…; các loại trái cây tính nhiệt như chôm chôm, nhãn lồng, sầu riêng, vải thiều, măng cụt…; các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê hoặc nước ngọt có ga….Để tình trạng mụn nhọt không phát triển mạnh và tái phát.

    Không ăn đồ ngọt

    Các loại bánh, kẹo, nước ngọt… chứa lượng đường cao dễ gây tăng tiết bã nhờn và dẫn đến bít lỗ chân lông từ đó làm cho bạn hay bị nổi mụn và làm mụn nhọt mưng mủ, viêm nhiễm nặng.

    Không ăn các thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn

    Gà rán, khoai tây chiên, các đồ ăn vặt (cá viên, bò viên, xúc xích,…), đồ đóng hộp là những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất bảo quản mà bạn không nên ăn. Bởi vì, những thức ăn này có khả năng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dễ gây bít lỗ chân lông dẫn đến viêm nang lông hoặc làm nốt mụn sưng to và tạo mủ nhiều hơn.

    Kiêng ăn thức ăn dầu mỡ

    Khi ăn đồ dầu mỡ, làn da bạn sẽ kích thích tăng bã nhờn và mồ hôi, khiến lỗ chân lông bít kín gây viêm nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mụn nhọt nhiều.

    Khi bị mụn nhọt bạn nên kiêng ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ chiên xào.

    Bên cạnh việc ăn kiêng thì người bị mụn nhọt cũng cần lưu ý uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ tươi để bổ sung chất xơ và vitamin cho làn da, ngủ đủ giờ, tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ căng thẳng và giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để bệnh mau lành và không bị tái phát trở lại.

    Chúc bạn luôn luôn vui khỏe!

    Xem ngay giải pháp điều trị bệnh Mề đay

    Ngày đăng: 04-04-2018 61,571 lượt xem
  • Bình luận (4)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha

    • Kim Anh (22-09-2019) Trả lời
      Cho em hỏi bị nhọt có ăn được thịt gà không?
    • Thơ (26-04-2018) Trả lời
      Bị mụn ở lưng thì làm cách nào để hết ạ?
    • Bá Trung (18-04-2018) Trả lời
      Em năm nay 17 tuổi, em nổi mụn bọc rất nhiều,em không biết làm cách nào để hết nữa, mong chỉ dùm em.
      • Lalala (27-12-2020)
        Đừng nặn mụn khi còn non, vệ sinh vùng bị mụn, đợi mun chín rồi nặn một cách sạch sẽ nhất, tránh nhiễm trùng, uống nhiều nước ăn trái cây mát