• Di chứng hậu Covid-19: Càng lo, càng bệnh vậy phải làm sao?

    Bệnh nhân hậu Covid-19 đến khám có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, có người cảm thấy sức khỏe ổn định đến để kiểm tra tổng quát, trong khi cũng có nhiều bệnh nhân đến với gần 10 triệu chứng, thậm chí hơn.

    - Hiện nhu cầu khám và điều trị di chứng hậu Covid-19 đang gia tăng. Phòng khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ban đầu khi mới hoạt động, tiếp nhận khoảng 70 - 80 bệnh nhân mỗi ngày, sau hơn 1 tháng số lượng bệnh nhân đã lên đến gần 200 người mỗi ngày.

    - Bệnh nhân hậu Covid-19 đến khám có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, có người cảm thấy sức khỏe ổn định đến để kiểm tra tổng quát, trong khi cũng có nhiều bệnh nhân đến với gần 10 triệu chứng, thậm chí hơn.

    - Đáng lưu ý, mỗi ngày vẫn có khoảng 5 - 7 bệnh nhân vẫn còn phải thở ô xy tại nhà, khi đến phòng khám họ phải mang bình ô xy theo hoặc chỉ có thể ngồi xe lăn để di chuyển. Đây là những bệnh nhân khi nhiễm Covid-19 diễn biến nặng phải thở máy, nên khi xuất viện, vẫn còn thiếu ô xy, viêm phổi còn nặng.

     

    Hiện nhu cầu khám và điều trị di chứng hậu Covid-19 đang gia tăng

    Triệu chứng kéo dài có phần do tâm lý

    - TS-BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược (BV ĐHYD) TP.HCM, cho biết phần lớn bệnh nhân đến khám trong tâm thế lo lắng, vì vừa trải qua một đợt bệnh và lo rằng triệu chứng còn kéo dài, không biết sẽ trị khỏi được không hay sẽ bị vĩnh viễn.

    - Mặc dù sau tiêm vắc xin, có đến 80% trường hợp khi nhiễm Covid-19 bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng nhưng khi đã bị nhiễm, không ai tránh khỏi cảm giác lo lắng, kể cả nhân viên y tế. Khi xuất hiện một bệnh thực thể, biểu hiện và mức độ diễn biến ở mỗi người khác nhau, nhưng sẽ có những người lo lắng suy nghĩ nhiều quá, dẫn đến suy diễn. Những bệnh nhân này khi nhiễm bệnh hoặc còn triệu chứng sẽ có khả năng kéo dài và nặng hơn do ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý.

    - Đảm nhiệm vai trò Đội trưởng Đội tư vấn từ xa của BV ĐHYD TP.HCM trong thời gian dịch bùng phát mạnh, TS-BS Nguyễn Như Vinh cho biết trong các buổi tập huấn cho các tư vấn viên, bác sĩ luôn cần lưu ý việc nhận biết rõ các biểu hiện ở người bệnh. Nắm được chính xác triệu chứng khó thở của bệnh nhân do phổi thật sự bị tổn thương hay chỉ do tâm lý là yếu tố quan trọng trong việc giải thích và điều trị cho bệnh nhân.

    - Nhiều trường hợp bệnh nhân nói rằng quá khó thở nhưng môi vẫn hồng hào, móng chân tay không bị tím mà chủ yếu do áp lực tâm lý, chỉ cần thực hiện những bài tập thở là ổn định. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan, có triệu chứng nhưng cho là không sao dẫn đến SpO2 xuống thấp mới báo nhân viên y tế.

     

    TS-BS Nguyễn Như Vinh đang khám bệnh cho bệnh nhân hậu Covid-19

    Không tự ý điều trị

    - Triệu chứng của các vấn đề tâm lý thường không xét nghiệm được vì chỉ suy nghĩ nhiều mà nên, như đau đầu, mất ngủ hoặc khó thở do căng thẳng quá độ. Những vấn đề về tâm thần rất khó đong đếm hay xét nghiệm, bệnh nhân cần tự nhận biết để mô tả cho nhân viên y tế, như bản thân hay cảm thấy bồn chồn, lo sợ, khó tập trung hoặc ra quyết định, phổ biến nhất là sương mù não. Tỷ lệ mắc di chứng hậu Covid-19 về tâm thần và thể chất gần như ngang nhau hoặc thường bị song song.

     

    Tỷ lệ mắc di chứng hậu Covid-19 về tâm thần và thể chất gần như ngang nhau hoặc thường bị song song

     

    - Các triệu chứng liên quan đến rối loạn tâm thần có thể điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Chẳng hạn vấn đề mất ngủ, thuốc nhẹ có thể sử dụng các loại thảo dược, liều cao hơn là thuốc ngủ… Kèm theo đó là những buổi tư vấn để thay đổi nhận thức hành vi như làm sao vệ sinh giấc ngủ (các hành vi cần thiết để ngủ ngon và ngủ sâu hơn), hướng dẫn xây dựng thói quen đi vào giấc ngủ dễ hơn…

    - Không phải tất cả các di chứng hậu Covid-19 đều phải uống thuốc mới khỏi. Người bệnh không nên vì áp lực về các triệu chứng của mình mà tự tìm cách chữa trị không có sự tư vấn của bác sĩ.

     

    Nguồn Tham Khảo: Báo Thanhnien

    Ngày đăng: 30-03-2022 340 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha