• Tìm hiểu chứng mất ngủ ở người già

    Nếu bạn sống chung với ông bà mình là người lớn tuổi thì ắt hẳn không phải một lần bạn nghe được câu than thở đêm không ngủ được từ ông bà. Theo các bác sỹ chuyên khoa tâm thần thì người lớn tuổi cần ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm để khôi phục sức khỏe, tuy nhiên người từ 65 tuổi trở lên thường mắc phải chứng mất ngủ ở người già, vậy đâu là nguyên nhân gây ra triệu chứng trên và có giải pháp nào giúp người lớn tuổi có một giấc ngủ ngon không?

    Tình trạng mất ngủ thường xuất hiện ở người có tuổi

    Nguyên nhân gây ra mất ngủ ở người già

    Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ thường gia tăng khi chúng ta già đi và phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Những trải nghiệm trong cuộc sống, lối sinh hoạt hằng ngày, điều kiện vật chất, sức khỏe cơ thể, tâm lý xã hội… đều có thể là nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ ở người già.

    Mất ngủ do cơ thể bị lão hóa

    Có thể bạn chưa biết con người từ sau 25 tuổi, mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào nơron thần kinh bị hủy hoại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy khi tuổi tác càng cao, các chức năng trong cơ thể sẽ suy giảm, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương, đồng thời melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức – ngủ cũng bị suy giảm đến mức tối thiểu gây nên chứng mất ngủ ở người già, nhiều trường hợp còn bị chứng mất ngủ kinh niên.

    Rối loạn giấc ngủ do bệnh lý

    Con người không thể thoát khỏi quy luật tự nhiên sinh – lão – bệnh – tử, chính vì vậy khi tuổi già đến cũng là lúc nhiều căn bệnh trước chưa từng bị qua cũng bắt đầu xuất hiện, làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, đau yếu… đặc biệt là các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương… Đặc điểm của những bệnh này là cơn đau tăng lên vào lúc nửa đêm về sáng khiến người bệnh thức giấc và khó ngủ lại, về lâu dài gây nên chứng mất ngủ ở người già.

    Ngoài ra, còn có một số bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ như suy tim, viêm phế quản, hen suyễn…

    Mất ngủ do rối loạn tâm thần

    Ước tính có đến 30% người già mắc bệnh trầm cảm trong cộng đồng, chứng bệnh này thường làm cho không chỉ người già mà ngay cả người trẻ cũng dễ dàng bị mất ngủ, chứng bệnh trầm cảm này thường khiến cho bệnh nhân ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc sớm. Bên cạnh đó những lo lắng quá mức, sa sút trí tuệ cũng khiến người già rơi vào trạng thái trằn trọc, khó ngủ.

    Khó ngủ do môi trường sống

    Chứng mất ngủ ở người già đôi khi một phần là do môi trường sống như không khí ô nhiễm,  khói bụi, ồn ào, phòng ngủ quá sáng, bừa bộn… cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người lớn tuổi.

    Do chế độ ăn uống gây mất ngủ

    Theo các chuyên gia khuyến cáo việc ăn quá no vào bữa tối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thừa đạm, chất béo, các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… cũng tác động xấu tới sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của người già.

    Biểu hiện của bệnh mất ngủ ở tuổi già

    Một số biểu hiện của chứng mất ngủ ở người già mà chúng ta có thể nhận biết nhanh chóng như:

    - Mệt mỏi, đau đầu và khó khăn trong việc tập trung

    - Đêm bị trằn trọc nhiều, không thể nào ngủ được

    - Mất nhiều thời gian mới có thể ngủ.

    - Thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm và tỉnh đến sáng.

    - Buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được

    Phương pháp khắc phục bệnh mất ngủ ở người già

    Thường xuyên tập thể dục giúp người cao tuổi có giấc ngủ ngon

    Để tìm lại giấc ngủ ngon, người bệnh và thầy thuốc cần tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ. Phương pháp điều trị chứng mất ngủ ở người già tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (đặc biệt là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài) nhằm xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố gây mất ngủ. Cụ thể là:

    - Tập thể dục đều đặn nhưng nếu sau 6 giờ chiều thì tập luyện nhẹ nhàng.

    - Hạn chế ngủ ngày nhiều. Nếu buồn ngủ nhiều vào ban ngày hãy tạo môi trường làm việc có đủ ánh sáng và tạo sự hứng thú vào bất kỳ việc gì khác như đi bộ hoặc trò chuyện cùng ai đó một lúc để giảm cảm giác buồn ngủ.

    Chứng mất ngủ ở người già sẽ được cải thiện khi tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử sau 9 giờ tối. Vì điều này có thể tạo thành thói quen và tia bức xạ cũng như ánh sáng hắt ra từ điện thoại hay tivi đều có thể gây khó ngủ.

    - Tạo một môi trường ngủ thư giãn và yên tĩnh, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ… phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác.

    - Không ăn quá no vào bữa tối, tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối.

    - Căng thẳng hoặc quá xúc động đều không tốt trước khi đi ngủ.

    - Người mắc  chứng mất ngủ ở người già  có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ, điều này giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm cho giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

    - Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Và cũng không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ. Hy vọng bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn luôn vui khỏe!

    Ngày đăng: 02-10-2017 1,500 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha


>