-
Tìm hiểu triệu chứng không ngủ được vào ban đêm
Thời gian gần đây bạn hay bị thao thức và trở mình liên tục, không thể đi vào giấc ngủ dù rằng đang rất mệt mỏi, khiến bạn luôn thắc mắc “tại sao mình không ngủ được vào ban đêm?”, vấn đề là ngay cả bạn cũng không tìm ra được nguyên nhân mất ngủ của mình.
Tổng hợp các nguyên nhân gây mất ngủ về đêm
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ như: đang gặp phải những áp lực từ cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền hay học tập cho đến công việc… Từ đó, dễ dẫn đến stress, lo âu. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu làm bạn không ngủ được vào ban đêm.
Đáng nói hơn, theo một nghiên cứu gần đây có đến 37,6% nữ giới và 28,5% nam giới ở Việt Nam trong độ tuổi từ 27 – 45 tuổi gặp vấn đề về giấc ngủ, điều này cho thấy bệnh khó ngủ hiện nay không chỉ tập trung ở người cao tuổi mà nhóm người trẻ tuổi mắc bệnh mất ngủ ngày càng tăng.
Những lo lắng áp lực từ cuộc sống là nguyên nhân gây mất ngủ
Do ngoại cảnh tác động
Môi trường có nhiều tiếng ồn như tiếng xe cộ qua lại bấm còi inh ỏi, công trình đang thi công hay tiếng ồn từ nhà hàng xóm… đều có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc.
Ngoài ra, khi căn phòng ngủ của bạn là một mớ hỗn độn với quần áo, sách vở và đống giấy tờ… điều này sẽ chẳng lạ lẫm gì khi bạn không ngủ được vào ban đêm. Với một căn phòng ngủ sạch sẽ, thoải mái và có ánh sáng thích hợp rất có lợi cho việc não bộ thư giãn, giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
Bị stress, trầm cảm, lo lắng nhiều
Trầm cảm thường kéo theo mệt mỏi, vì vậy sẽ không quá bất ngờ khi trầm cảm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất ngủ. Hầu hết người bị trầm cảm gặp nhiều rắc rối và lo lắng trong việc làm thế nào để ngủ. Do đó, nếu bạn gặp vấn đề về việc không ngủ được vào ban đêm, bạn nên kiểm tra xem mình có bị trầm cảm hay không. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia để có kết quả chính xác.
Bên cạnh đó, rối loạn tâm lý sau chấn thương hoặc những chuyện đau buồn cũng gây căng thẳng, khiến giấc ngủ khó khăn hơn.
Tuổi tác, giới tính cũng ảnh hưởng đến độ sâu của giấc ngủ vào ban đêm
Thông thường, chu kỳ thức – ngủ sẽ thay đổi theo tuổi tác. Do tâm sinh lý sẽ thay đổi khi bước vào giai đoạn trung niên nên thời gian dành cho giấc ngủ sẽ ít đi và thường có biểu hiện đêm ngủ muộn – sáng dậy sớm, thậm chí không ngủ được vào ban đêm dù ban ngày không ngủ hoặc ngủ ít.
Người lớn tuổi thường xuyên bị mất ngủ do thay đổi tâm sinh lý
Theo nghiên cứu của một trường đại học Anh quốc, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nam giới, do phụ nữ có nhiều khả năng bị suy nhược thần kinh hơn đàn ông. Cộng thêm việc chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng có ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng nữ giới, họ thường nhạy cảm hơn bình thường, tâm trạng hay bồn chồn, lo âu.
Do mắc phải một số bệnh lý gây đau, khó chịu từ đó làm mất ngủ
Có nhiều trường hợp không ngủ được vào ban đêm khi mắc một số bệnh sau đây: cảm cúm, viêm xoang, huyết áp, đau xương khớp, viêm loét dạ dày, đại tá tràng hay rối loạn tiểu tiện thì giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra khi đang sử dụng các loại thuốc mà trong thành phần của thuốc có chứa caffein cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ.
Cách đơn giản tạo giấc ngủ ban đêm tốt hơn
Tập thể dục giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Để tránh tình trạng không ngủ được vào ban đêm, bạn có thể thử áp dụng các cách sau đây:
- Tạo thói quen ngủ đúng giờ.
- Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn.
- Tăng cường thể dục thể thao, đặc biệt là vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ 1 tiếng.
- Không lạm dụng thuốc ngủ.
Nếu đã tìm ra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng mất ngủ của bạn vẫn diễn ra thì bạn nên có kế hoạch để đi thăm khám và điều trị bệnh sớm để cải thiện giấc ngủ của mình.
Ngày đăng: 26-05-2017 1,925 lượt xem