• Chia Sẻ 4 Cách Trị Bệnh Nhiệt Miệng Hiệu Quả Nhất

    Nhiệt miệng là bệnh lý thuộc vùng khoang miệng, mỗi khi mắc bệnh thì ăn đồ mặn rất xót, nói chuyện rất đau gây trở ngại trong sinh hoạt. Vậy làm cách nào để thoát khỏi căn bệnh này? Dưới đây là bài viết chia sẻ 4 cách trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả nhất.

    Trị bệnh nhiệt miệng với lá dạ cẩm.

    Dạ cẩm, còn gọi cây loét mồm, ngón lợn, đất lượt, ngón cúi, là loại cây mọc trườn, thân hình trụ các đốt phình to, lá đơn, hình bầu dục mọc đối, đầu nhọn. Lá và ngọn non dùng để tạo màu cho xôi, cho bánh hỏi, tạo nên một màu tím rất đẹp. Bên cạnh đó lá dạ cẩm còn được rửa sạch phơi khô hay sấy khô ráo dùng hoặc nấu thành cao để làm thuốc chữa các bệnh như nhiệt miệng, viêm họng, đau dạ dày.

    Cách trị bệnh nhiệt miệng từ lá dạ cẩm

    Lá dạ cẩm chữa nhiệt miệng hiệu quả

    Cách trị bệnh nhiệt miệng bằng lá dạ cẩm: dùng 1 nắm lá dạ cẩm non, rửa sạch, để ráo nước, chia nhỏ thành từng nhúm. Mỗi lần sử dụng lấy 1 nhúm nhai nát, ngậm trong miệng khoảng 10 phút, nuốt lấy một chút nước cốt sau đó nhổ bả đi. Bạn cũng có thể giã nát lá dạ cẩm vắt lấy nước để uống. Dùng liên tục từ 3-4 ngày sẽ khỏi bệnh.

    Lá bọ mấy chữa nhiệt miệng?

    Lá bọ mẩy có vị đắng khí hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, chữa được nhiều bệnh như sốt cao, cảm cúm, viêm gan cấp tính, viêm phổi, viêm đường ruột cấp tính, mụn nhọt, và nhiệt miệng.

    Cách trị bệnh nhiệt miệng từ lá bọ mẩyl

    Lá bọ mẩy chữa nhiệt miệng hiệu quả

    Cách trị bệnh nhiệt miệng bằng lá bọ mẩy: lấy một nắm lá bọ mẩy, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, đổ vào bát, đổ ngập mật ong, đợi khoảng 30 phút cho lá bọ mẩy thấm mật ong, sau đó ngậm hỗn hợp này khoảng 10 phút rồi nuốt nước, nhổ bã. Thực hiện trong 3-4 ngày sẽ có hiệu quả.

    Rau mùi có thể chữa nhiệt miệng?

    Rau mùi còn được gọi là ngò ta, ngò rí, thân cao 20 đến 60 cm, nhẵn, thân mảnh, có nhiều lá bóng màu lục tươi, lá chia thành phiến hình trái xoan, có răng. Rau mùi được bày bán rất nhiều ở chợ, dùng làm gia vị trong các món súp, nước  sốt, trang trí trên các món ăn rất đẹp và thơm.

    Cách trị bệnh nhiệt miệng từ hạt rau mùi

    Hạt rau mùi chữa nhiệt miệng hiệu quả

    Ngoài ra rau mùi còn có  tác dụng chữa các bệnh như cảm cúm, long đờm, ngăn ngừa bệnh sởi, đậu mùa, chữa rối loạn tiêu hóa, hạt rau mùi còn chữa được nhiệt miệng.

    Cách trị bệnh nhiệt miệng bằng hạt rau mùi: dùng 100ml nước, 1 thìa cà phê hạt rau mùi đổ vào nồi đun sôi trong  10 phút, tắt bếp để nguội, gạn lấy nước, mỗi ngày súc miệng từ 3-4 lần.

    Lá mảnh cộng

    Mảnh cộng còn có tên khác là lá cầm, cây bìm bịp, cây xương khỉ, có vị ngọt, trong lá mảnh cộng chứa nhiều: tanin, flavon, glycosid, cerebrosid và glycerol tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trị được nhiều bệnh như vàng da, đau nhức do phong thấp, giảm tiết mật, gãy xương, nhiệt miệng...

    Cách trị bệnh nhiệt miệng từ lá mảnh cộng

    Lá mảnh cộng chữa nhiệt miệng hiệu quả

    Cách trị bệnh nhiệt miệng từ lá mảnh cộng: lấy 60g lá mảnh cộng tươi, rửa sạch, để ráo, thêm 50ml nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm khoảng 10 phút và nuốt dần, các vết loét miệng sẽ giảm dần nhanh chóng.

    Với những chia sẽ nêu trên, bạn hoàn toàn có thể giảm bớt và hạn chế bệnh nhiệt miệng, nhưng để điều trị dứt điểm, tận gốc thì bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp, tránh các loại thức ăn gây nóng. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thuốc đặc trị nhiệt miệng Đông Y Thanh Tuấn. của nhà thuốc chúng tôi.

     

    Xem thêm:

    ⇒ Chọn thuốc chữa bệnh nhiệt miệng theo tiêu chuẩn nào ?

    ⇒ Địa chỉ chữa bệnh nhiệt miệng uy tín ở Hà Nội

    Ngày đăng: 23-04-2015 2,419 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha