• Gai xương gót chân điều trị có khó không?

    Gai xương gót chân là tình trạng bệnh khi có mẩu xương nhỏ nhô ra mặt dưới gót chân. Tình trạng này chỉ thấy trên phim chụp X-quang. Bệnh lý thường gặp ở những người trung niên, hoặc những trường hợp vận động nhiều, thường khiêng vác nặng.

    Di chuyển, vận động nặng quá nhiều làm tăng cảm giác đau gót chân

    I. Cơ chế hình thành và đối tượng mắc bệnh gai xương gót chân

    1. Cơ chế hình thành gai xương gót chân

    Gai xương gót chân hình thành do vùng gân gan chân bị sức nặng cơ thể đè nén trong một thời gian dài. Khi di chuyển, trọng lượng dồn lên đôi chân sẽ tăng gấp 20 lần trọng lượng cơ thể. Bản gân gan chân dày, rộng cùng lớp mỡ mềm đệm ở gót chân sẽ giảm nhẹ trọng lượng này. Đối với người phải thường mang vác nặng lâu dài, sức nặng cơ thể sẽ đè quá mức vào vào vùng gót chân. Hay những người phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót, giày bó chân nhưng không có miếng đệm, tham gia hoạt động thể dục thể thao thể chất như chạy bộ, đi nhón chân hoặc đi cầu thang thường xuyên lặp đi lặp lại thời gian dài…Khi cơ cẳng chân bị quá tải sẽ làm căng cân cơ vùng gan chân, từ đó tạo phản ứng viêm quanh gân. Để chống lại chấn thương liên tục, cơ thể bồi phụ một lớp canxi bao bọc quanh gân gan chân. Vì thế hình thành xương nhỏ ở mặt dưới gót chân, chính là gai xương gót chân.

    2. Đối tượng mắc bệnh gai xương gót chân

    Bệnh gai xương gót chân hay gặp ở những người có độ tuổi từ 40 trở lên hay những những người mắc bệnh béo phì. Vì lớp mỡ đệm ở gan chân bị co lại, thoái hóa theo thời gian nên cơ chế đệm ở gót chân kém hiệu quả.

    Hay những người bệnh bị dị tật bẩm sinh, gót chân bị khiếm khuyết, có tật ở bàn chân quặp vào trong, hơi sấp.

    Đối tượng luyện tập, thi đấu hằng ngày với cường độ cao như các vận động viên, người đam mê thể thao cũng có nguy cơ mắc bệnh gai xương gót chân rất cao.

    II.Triệu chứng bệnh gai xương gót chân và cách phòng tránh

    1. Triệu chứng bệnh gai xương gót chân

    Bệnh lý này thường gặp nhất ở những người béo phì, các cụ tuổi trung niên. Do lớp mỡ đệm ở gan chân co lại, thoái hóa làm cơ chế đệm kém hiệu quả. Những vận động viên phải thi đấu, luyện tập cường độ cao hàng ngày cũng dễ mắc bệnh gai gót.

    Triệu chứng thường gặp nhất với bệnh gai gót chân là thường bị đau nhất thường vào buổi sáng, phải đi lại một lúc mới giảm đau gót chân. Bệnh nhân bị đau buốt ở vùng gan chân hay xương gót. Cảm giác đau tăng lên sau đợt vận động mạnh kéo dài, giảm sau khi nghỉ ngơi.

    Để khám bệnh lâm sang, bạn có thể dùng ngón cái gót chân chỗ bị đau buốt. Nếu đứng bằng gót chân thường tăng đau rất nhiều. Bên cạnh đó, cần chụpX-quang gót chân để phát hiện chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời, phát hiện những tổn thương nguy hiểm hơn như gãy xương,viêm nhiễm xương, ápxe phần mềm tại chỗ,…

    2. Cách phòng tránh bệnh gai xương gót chân

    Khởi động khớp cổ chân và căng cơ chân trước khoảng 30 phút trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào giúp kéo dãn các khớp cơ và làm ấm giảm tổn thương. Massage chân, lòng bàn chân, gót chân sau khi chơi thể thao xong.

    Chạy bộ nên chạy theo quy trình chạy những bước ngắn khởi động, chạy chậm rồi mới tăng tốc, luyện tập vừa sức, tránh trường hợp chạy bộ quá sức dễ dẫn đến gót chân bị tổn thương. Để tránh tác động đến gót chân, khi luyện tập thể dục thể thao nên lựa chọn loại giày thể thao chất lượng tốt, có miếng đệm gót, chạy êm chân không quá bó chân, đặc biệt không nên mang giày chật.

    III. Điều trị bệnh gai gót chân có khó không?

    Bệnh gai xương gót chân nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không quá khó khăn. Và dù ở giai đoạn nào bệnh nhân cũng cần đi giày mềm, vừa chân. Đồng thời cần giảm các hoạt động đi lại nhiều, khiêng vác vật nặng. Nghỉ ngơi và thực hiện theo nguyên tắc RICE: nghỉ ngơi (Rest), chườm đá vùng gót đau (Ice), băng chun gan chân (Compression), gác chân lên cao khi nằm nghỉ (Elevation).

    Băng chun gan chân để giảm áp lực cho gót chân

    Để hỗ trợ điều trị tại nhà, bạn có thể massage gan chân. Có thể đến các trung tâm y tế để áp dụng vật lý trị liệu như sóng ngắn, siêu âm, hồng ngoại chiếu tại chỗ gót chân đau. Trường hợp đau nhiều bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm giảm đau đơn thuần, hoặc kết hợp với thuốc nhóm paracetamon.

    Trường hợp bệnh nhân bị đau gót chân dai dẳng, đã thực hiện điều trị các biện pháp trên nhưng không hiệu quả. Có thể xem xét phương pháp phẫu thuật cắt gai xương gót chân. Tuy nhiên cần cân nhắc hết sức thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

    Nếu bạn cần tập chạy hay đi bộ, nên thực hiện nhiều lần trong một tuần với quãng đường ngắn, không tập cố sức. Tránh thực hiện các thao tác vận động quá sức.

    Nếu cần tìm kiếm lời khuyên của các bác sỹ chuyên khoa, đừng ngần ngại liên hệ để phát hiện sớm, chữa trị bệnh kịp thời. Thanh Chân Thống là giải pháp hỗ trợ điều trị gai xương gót chân hiệu quả. Đã được kiểm chứng bởi sự tin tưởng của hơn hàng ngàn bệnh nhân sử dụng.  Liên hệ Hotline (0254) 3921 527 – 0985 454 872 để được tư vấn tận tình nhất!

     

    Ngày đăng: 20-11-2019 1,456 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha