• Các dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới mà nhiều người không biết

    Mặc dù bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới khá phổ biến nhưng có một thực tế là bệnh lại ít được nhiều người quan tâm và biết đến, ngay cả với các bác sĩ thăm khám bệnh. Có một lý do thường thấy là các dấu hiệu nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới thường bị nhầm lẫn với các bệnh khớp thông thường, hạ calci,... Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết được đâu là dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.

    Trước tiên, chúng ta cần xác định những ai có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chi dưới:

    - Có 1 điều dễ nhận thấy là tỷ lệ nữ mắc bệnh giãn tĩnh mạch luôn cao hơn nam giới, điều đó được lý giải là do bệnh có liên quan đến tác động của nội tiết tố.

    - Phụ nữ có thai, sau sinh hoặc dùng thuốc ngừa thai

    - Người có nghề nghiệp bắt buộc phải đứng nhiều: giáo viên, bán hàng, cảnh sát giao thông,….

    - Người ngồi nhiều 1 chỗ: nhân viên văn phòng, tài xế,…

    - Người bị béo phì

    - Người ăn ít chất xơ, hay bị táo bón

    - Hoặc do những sang chấn bởi tai biến mạch máu não, bị gãy chân,…

    dấu hiệu bệnh suy giảm tĩnh mạch chi dưới

    Tỷ lệ người bệnh giãn tĩnh mạch ở nữ giới cao hơn nam giới

    Vậy làm sao để biết mình có bị giãn tĩnh mạch hay không?

    Dựa vào khám lâm sàng bác sĩ có thể nhìn thấy những đoạn mạch bị giãn, da đổi màu, …. Nhưng với bản thân chúng ta thì có thể dựa vào những dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới như sau để xác định.

    - Cảm giác mỏi chân, chân nặng nề, bắp vế bị đau, cảm thấy chân bị căng nặng

    - Mắt cá chân sưng to, nhất là vào buổi tối

    - Dễ bị chuột rút

    - Có cảm giác kiến bò và ngứa chân

    - Xuất hiện những đường vằn mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da

    - Xuất hiện những vết chàm hay loét vùng cổ chân.

    dấu hiệu bệnh suy giảm tĩnh mạch chi dưới 01

    Mắt cá chân sưng to khi bị suy giảm tĩnh mạch

    Những triệu chứng này sẽ rõ ràng hơn khi bạn phải đứng lâu, ngồi lâu hoặc khi bị hành kinh. Để giảm bớt những triệu chứng này các bạn có thể gác chân lên cao khoảng 15 phút từ 3 đến 4 lần trong ngày, mang vớ y khoa áp lực có thể uống thêm thuốc trợ tĩnh mạch. Đồng thời, có thể luyện tập những môn thể thao giúp tác động lên cổ chân và cơ cẳng chân như đi bộ, bơi lội, đạp xe,…Nếu bạn không có những triệu chứng rõ ràng thì vẫn có thể xác định bằng cách đi siêu âm Doppler.

    Các bạn cần sơm nhận biết các dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới để sớm được điều chỉnh đúng cách. Việc điều trị này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn chặn nguy cơ suy giảm tĩnh mạch bị biến nặng gây những hậu quả nặng nề như tàn phế, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bạn.

    Ngày đăng: 28-05-2016 2,819 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha


>