• Đông y - xu hướng mới trong điều trị hôi miệng

    Hôi miệng là một rào cản tâm lý rất lớn trong giao tiếp và cuộc sống hằng ngày, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Chính sự mặc cảm, tự ti đã khiến người bệnh sống khép mình và không dám đón nhận cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp. Và càng mệt mỏi hơn khi cứ loay hoay tìm kiếm một giải pháp an toàn, hiệu quả và tiện dụng để thoát khỏi nổi ám ảnh “hôi miệng”.

    Hôi miệng - nỗi niềm biết tỏ cùng ai

    Khi người thân của bạn bị mắc chứng hôi miệng, liệu bạn có dám chia sẻ tình trạng đó với họ? Và giả như nếu bạn bị hơi thở hôi, liệu bạn có dám mạnh dạn thổ lộ cùng người thân để cùng nhau điều trị. Quả là thật khó để tìm kiếm sự đồng cảm trong những hoàn cảnh thế này! Đó cũng là trăn trở của chị Huỳnh Hoa (Biên Hòa - Đồng Nai). Từ ngày phát hiện mình bị hôi miệng, tâm trạng và tính cách như thay đổi, chị ngại tiếp xúc với mọi người kể cả chồng. Suốt ngày ở cơ quan khi thì chị đeo khẩu trang, khi thì nhai kẹo cao su, sau khi ăn xong hay nghỉ trưa dậy chị dùng nước súc miệng. Ở nhà trước khi lên giường ngủ chị vệ sinh răng miệng thật kỹ… Riết cũng thành quen chị cũng không thấy phiền nữa nhưng lại chán nản vì không biết làm sao để khỏi bệnh, không còn phải nơm nớp lo lắng về tình trạng hơi thở của mình.

    Người bị hôi miệng luôn sống trong tâm trạng tự tin và mặc cảm.

    Cũng có chung tâm trạng với chị Hoa, anh Tình (Bình Thuận) đã có hơn 2 năm sống với nỗi buồn hôi miệng. Anh cũng lo lắng về tình trạng hơi thở của mình, anh cũng biết được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên do điều kiện công việc, anh chưa dành nhiều thời gian cũng như tuân thủ một cách điều trị nào đó. Đáng ngại nhất, anh lại ngại chia sẻ cùng vợ mình vì đi công tác suốt, lâu lâu mới về nhà một hôm.

    Những nguyên nhân gây hôi miệng

    Nguyên nhân lớn nhất gây hôi miệng là do việc vệ sinh răng miệng chưa tốt. Sau khi ăn uống, nếu không chăm sóc vệ sinh răng miệng thì các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tích tụ lại kết hợp với thức ăn tạo thành hợp chất dễ bay hơi là lưu huỳnh. Chính hợp chất này làm cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Ngoài ra các vấn đề về răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, sâu răng… sẽ làm cho vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển, từ đó làm tình trạng hôi miệng càng nặng thêm.

    Khi bị viêm xoang, viêm mũi, dịch từ xoang mũi chảy xuống cổ họng sẽ làm số lượng vi khuẩn trong khoang miệng tăng thêm hay những hạt nhỏ được hình thành do viêm họng, viêm amidan gây ra cũng là nguyên nhân gây hơi thở có mùi. 

    5 nguyên nhân chính gây hôi miệng.

    Trong những nguyên nhân gây hôi miệng, gan cũng là vấn đề cần quan tâm. Gan là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể, giúp chuyển hóa các chất. Nếu gan hoạt động không tốt sẽ dẫn đến số lượng vi khuẩn trong khoang miệng tăng cao. Khi chức năng gan suy yếu, các chất độc trong cơ thể không được đào thải ra ngoài, tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây ra tình trạng nóng trong. Khi cơ thể bị nóng sẽ đẩy hơi nóng lên khoang miệng, làm khô tuyến nước bọt là khô miệng - một nguyên nhân gây hôi miệng.

    Hiện nay tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày, dư axit trong dạ dày cũng rất phổ biến. Khi dạ dày bị trào ngược, axit, dịch vị trong dạ dày sẽ đẩy lên khoang miệng, làm lưỡi đóng bợn, khoang miệng không sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày sẽ đẩy hơi khí từ dạ dày lên trên cổ họng, làm khi nói chuyện sẽ có mùi khó chịu.

    Xu hướng điều trị hôi miệng hiện nay

    Thông thường người bị hôi miệng thường tìm đến Bệnh viện, phòng khám Nha khoa để thăm khám răng miệng cũng như xác định nguyên nhân gây hôi miệng và khắc phục các bệnh lý về khoang miệng để loại bỏ mùi hôi. Điều đó đúng, nhưng chỉ hợp lý khi nguyên nhân xuất phát từ khoang miệng. Trong những trường hợp này người bệnh thường được chỉ định vệ sinh răng miệng đúng cách, điều trị các bệnh lý răng miệng, dùng nước súc miệng… Trong đó, dùng nước súc miệng là biện pháp được nhiều người áp dụng nhờ sự tiện dụng mọi lúc mọi nơi.

    Nhưng nếu hôi miệng do những nguyên nhân khác thì sao? Câu trả lời là cần điều trị từ nguyên nhân gốc bệnh. Khi đó việc điều trị là loại bỏ nguyên nhân song song với giữ gìn khoang miệng sạch sẽ. Trong những năm gần đây, ngoài áp dụng các biện pháp Tây y, người bệnh có xu hướng chọn lựa Đông y trong điều trị. Đặc biệt với những trường hợp bị lâu năm và điều trị nhiều biện pháp khác nhưng chưa khỏi hoặc chưa điều trị lần nào.

    Vốn phương châm điều trị từ nguyên nhân gốc bệnh, Đông y đi từ bên trong và khắc phục bệnh hiệu quả không lo tái phát. Bên cạnh đó, với ưu điểm được chọn lọc đúc kết qua nhiều thế hệ, Đông y an toàn, không lo ngại tác dụng phụ cũng như không sợ kháng thuốc. 

    Đo nồng độ hơi thở bằng máy Halimeter giúp xác định tình trạng bệnh hôi miệng.

    Ngày nay trên thị trường có nhiều đơn vị đã phát triển và ứng dụng khoa học hiện đại để bào chế thuốc và các sản phẩm Đông y hiệu quả, an toàn và tiện dụng. Từ những bài thuốc điều trị từ bên trong cũng như súc miệng. Với những ưu điểm đó, xu hướng sử dụng Đông y ngày càng phổ biến vì mục tiêu chăm sóc sức khỏe ngày một tốt hơn.

    Theo Thầy thuốc Nguyễn Thanh Tuấn - ĐYTT

    Ngày đăng: 24-01-2018 1,445 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha


>