• Rối loạn giấc ngủ và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Bệnh Alzheimer là căn bệnh đứng thứ sáu trên thế giới gây tử vong ở người lớn tuổi và sẽ trầm trọng hơn nếu giấc ngủ bình thường bị gián đoạn.

    SỰ LIÊN QUAN GIỮA GIẤC NGỦ VÀ BỆNH ALZHEIMER

    Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, mất ngủ về đêm sẽ làm tích tụ một loại protein gây mất trí nhớ trong não. Giấc ngủ của bệnh nhân bắt đầu bị rối loạn khi nồng độ protein tăng cao, tạo nên một quá trình độc hại, dẫn tới việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

    Bên cạnh đó, bệnh nhân Alzheimer có thể bị đảo ngược thời gian ngủ - thức so với người bình thường. Alzheimer gây ra tình trạng buồn ngủ vào ban ngày và làm bệnh nhân thao thức, khó ngủ vào ban đêm. Rối loạn giấc ngủ cũng trở nên nghiêm trọng khi tình trạng bệnh nặng hơn.

    Ngủ kém tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe điển hình sau cũng ảnh hưởng đến việc mất ngủ và gia tăng nguy cơ mắc Alzheimer:

     Tắc nghẽn đường thở lúc ngủ: đường hô hấp trên bị hẹp và thường xuyên bị tắc nghẽn đường hô hấp trên khi ngủ, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, mất ngủ và những bất thường về tim mạch;

     Chân tay buồn bực: khiến bệnh nhân cảm giác không yên dẫn đến khó ngủ.

     Trầm cảm

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT GIẤC NGỦ NGON

    Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh và cả người chăm sóc. Để có giấc ngủ ngon bạn nên tham khảo một số cách sau:

    1. Liệu pháp ánh nắng vào buổi sáng

    Bệnh nhân Alzheimer nên được tắm nắng trong một vài giờ vào buổi sáng, khi trời nắng nhẹ. Tắm nắng như một liều thuốc thúc đẩy tâm trạng tích cực, giảm stress và giúp cải thiện giấc ngủ của bệnh nhân Alzheimer vào ban đêm.

    2. Tập thói quen uống thuốc đúng giờ

    Tìm ra thời gian thích hợp để cho bệnh nhân uống thuốc là một trong những cách đơn giản nhất giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ví dụ như buổi sáng bệnh nhân nên uống các loại thuốc có tác dụng kích thích, còn buổi tối thì nên uống thuốc an thần. Thông thường bệnh nhân Alzheimer sẽ được kê bổ sung thêm thuốc ngủ nhưng những loại thuốc này khiến bệnh nhân buồn ngủ cả ngày.

    Bệnh nhân Alzheimer cần có những biện pháp phù hợp để cải thiện giấc ngủ

     

    3. Khuyến khích các hoạt động thể chất

    Hãy tạo ra những thời gian hoạt động thể chất như đi bộ hay một số hoạt động khác cho bệnh nhân Alzheimer để có một giấc ngủ ngon vào ban đêm.

    4. Điều trị những vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

    Nếu nghi ngờ người thân bạn bị ngừng thở khi ngủ, trầm cảm hay có những cơn đau vào buổi tối thì bạn nên nhờ bác sĩ điều trị kiểm tra và tư vấn biện pháp thích hợp để đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng cho bệnh nhân

    Trong nhiều năm qua, số người tử vong do bệnh Alzheimer đã tăng lên một cách kinh ngạc, gần 50% kể từ năm 1999. Chính vì vậy, việc mỗi người cần cố gắng để có giấc ngủ ngon vào mỗi đêm là điều hết sức quan trọng.

    Theo HelloBacsi.com

    Ngày đăng: 23-08-2018 1,332 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha


>