• Không Nên Chủ Quan Với Bệnh Nhiệt Miệng

    Những vết loét ở lưỡi, nướu răng, môi trong, không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống, cảm thấy đau rát, khó chịu mà còn là dấu hiệu của một số bệnh tự miễn, ác tính khác.

    Có nên chủ quan khi bị nhiệt miệng?

     Ảnh hưởng của bệnh nhiệt miệng đối với người bệnh.

    Nhiệt miệng gây nên những vết loét ở miệng, lưỡi có màu đỏ xung quanh, ở trung tâm có mảng mục vàng, gây đau nhiều trong khoảng 2-3 ngày và cảm thấy dễ chịu khi bắt đầu lành. Biểu hiện khác của nhiệt miệng là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng, đỏ đau lở loét rất khó chịu khiến ăn uống, nhai nuốt khó khăn. Khi bị viêm nhiễm dạng cấp tính thường tấy đỏ, cảm thấy rất đau thậm chí sốt cao, nổi hạch ở góc hàm.

    Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng - lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Viêm loét miệng là biểu hiện nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm của các virut herpes hoặc bệnh loét Aphathous, các vi khuẩn có tiềm ẩn trong những chiếc răng sâu, chứng viêm quanh răng, viêm tủy răng cũng gây nhiễm khuẩn viêm mạc miệng gây nên vết loét, do chưa bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng.

    Ảnh hưởng của nhiệt miệng đối với người bệnh

    Bệnh nhiệt miệng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu

    Nguy hiểm hơn, loét miệng còn là triệu chứng ban đầu của một số bệnh tự miễn như bệnh bóng nước, hay với một số ít trường hợp là dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư vòm họng, ung thư lưỡi.

     Phòng ngừa và điều trị sớm

    - Khi bị nhiệt miệng, bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất có từ rau, củ, quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    - Để các triệu chứng của nhiệt miệng nhanh thuyên giảm bạn nên hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc dùng các thực phẩm quá cay, mặn, nóng…

    - Không nên tùy tiện uống thuốc, tự điều trị theo lời mách bảo của người khác vì điều này đồng nghĩa là bạn đang đùa giỡn với sức khỏe của chính bạn. Nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn bệnh khi có biểu hiện lạ của bệnh, để được điều trị kịp thời.

    Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến chữa bệnh nhiệt miệng

    Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến việc chữa bệnh nhiệt miệng

     Nên điều trị nhiệt miệng như thế nào?

    Để chữa bệnh nhiệt miệng đạt hiệu quả cao, bạn nên sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thảo dược từ thiên nhiên, giúp bạn điều trị nhiệt miệng từ những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cũng như tác nhân bên ngoài gây nên chứng nhiệt miệng. Song song bên cạnh đó, thảo dược từ thiên nhiên không có tác dụng phụ, không có tác hại đến sức khỏe của cơ thể.

    Hiểu được nỗi lo đó, Đông Y Thanh Tuấn đã bào chế ra thuốc chữa nhiệt miệng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên,  là sự kết hợp tinh tế của các vị thuốc được sao tẩm khắt khe theo nguyên lý Y Học Cổ Truyền: Bạch chỉ, bạch phàn, cam thảo, cát cánh, đương quy, đinh hương, lá trầu không... có tác dụng chữa viêm loét miệng, nhiệt miệng, viêm lợi... Thuốc được bào chế dạng nước dùng để ngậm rất phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt ở phụ nữ có thai và cho con bú.

    Xem thêm:

    ⇒ Nhiệt miệng có dễ điều trị không?

    ⇒ Làm thế nào chữa nhiệt miệng nhanh khỏi

    Ngày đăng: 02-07-2015 2,533 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha