• Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

    Nếu bạn đang gặp phải các biểu hiện như: có các tĩnh mạch dày đặc, nổi màu xanh, tê chân, cảm giác như kim châm kiến bò… Rất có thể bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nhưng bạn không biết vì sao lại bị như thế, bệnh có nguy hiểm hay không và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

    Vì sao bị suy giãn tĩnh mạch?

    Để biết bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu vì sao lại xảy ra tình trạng này?

    Tĩnh mạch thuộc hệ thống tuần hoàn của cơ thể, là một hệ thống van một chiều, cho nên máu từ tĩnh mạch trở về tim là theo một chiều nhất định. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch là do các tĩnh mạch bị giãn, dòng máu trong tĩnh mạch chảy theo chiều trái ngược nhau, gây ứ trệ, tắc nghẽn làm cho tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương. Bên cạnh đó, giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, vai trò đáng kể là chức năng của thành mạch và các van của tĩnh mạch bị suy yếu, đồng thời áp lực máu trong lòng tĩnh mạch lại tăng. Quá trình này lặp lại càng nhiều lần và trong thời gian lâu sẽ làm tĩnh mạch bị giãn ra gây nên những biểu hiện tê chân, phù chân, nổi gân xanh…

    Người già là một trong những đối tương hay mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch chân.

    Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? cũng là câu hỏi của những người béo phì, ít vận động… vì đối tượng hay mắc phải bệnh lý này là những người thừa cân, không vận động, ăn ít chất xơ, vitamin và lão hóa do tuổi tác… Khi thừa cân sẽ làm tăng áp lực cho việc lưu thông máu ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tuần hoàn.  

    Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm?

    Bệnh giãn tĩnh mạch chân nói chung nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nặng, nguy hiểm cho sức khỏe. Một khi các tĩnh mạch ở chân bị giãn ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu về tim. Tùy vào triệu chứng mà xác định mức độ nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch chân.

    Giãn tĩnh mạch chi dưới (chân): nếu không được điều trị sớm sẽ gây phù nề, lở loét không lành, hình thành cục máu đông di chuyển trong lòng mạch gây ra nhồi máu cơ tim, thuyên tắc động mạch phổi và có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện sớm…

    Bệnh giãn tĩnh mạch chân nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Bệnh giãn tĩnh mạch chân làm người bị thường có cảm giác nặng chân, mỏi chân kèm theo đứng lên hoặc ngồi xuống rất khó khăn. Một số trường hợp người bệnh cảm thấy rát, đau âm ỉ ở vùng da có tĩnh mạch bị giãn. Khi bị suy giãn tĩnh mạch sẽ làm giảm chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch làm cho những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều dễ gặp nguy cơ loét và nếu không được chăm sóc và điều trị cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm khuẩn da, lở loét da ra nhiều gây nhiều nguy hiểm biến chứng về sau.

    Bệnh giãn tĩnh mạch chân nguy hiểm hơn khi máu bị ứ đọng trong lòng mạch lâu ngày sẽ tạo thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách thì máu đông này sẽ trôi theo dòng máu chảy về tim và từ tim lại di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan, nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp sẽ gây nên tắc nghẽn có thể dẫn đến tử vong trong vài phút.

    Phòng bệnh giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

    Qua những thông tin trên, chúng ta có thể tự trả lời cho câu hỏi: bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không cho cơ thể bạn? Nếu như bạn thấy mình có một số biểu hiện: tê nhức, đau nặng chân, nổi gân xanh, phù chân… cần chú ý để đi khám và điều trị kịp thời.

    Để phòng bệnh giãn tĩnh mạch chân điều cần thiết là nên tránh đứng lâu, đứng nhiều một chỗ, giữ cân nặng ở mức ổn định không để tăng cân. Nên tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các thức ăn có nhiều vitamin, chất xơ để làm tăng tính bền vững của thành mạch. Trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy nên xoa bóp nhẹ nhàng hai chân để giúp máu lưu thông một cách dễ dàng. Nên đi khám bệnh khi bạn cảm thấy nghi ngờ để được chẩn đoán và chỉ định điều trị thích hợp. Chúc bạn luôn vui khỏe!

    Ngày đăng: 08-02-2018 1,433 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha


>