• Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

    Theo số liệu thống kê mới nhất, ở Việt Nam có khoảng 4,8 triệu người mắc bệnh tiểu đường, và ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để có phương án điều trị kịp thời là việc cần thiết nhất. Cách nhận biết dễ dàng là đo chỉ số đường huyết của cơ thể. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

    I. Chỉ số đường huyết là gì?

    Chỉ số đường huyết còn được gọi là GI ( glycemic index) là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu, được đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí là từng phút. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao bạn sẽ bị đái tháo đường.

    Chỉ số đường huyết có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ chỉ số này có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đườn hay đã bị đái tháo đường.

     

    II. Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

    1. Dưới đây là chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường:

    –  Chỉ số đường huyết bình thường khi đói ở mức từ 90 – 130mg/dl ( tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/l).

    – Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn ở mức thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l).

    – Chỉ số đường huyết bình thường trước lúc đi ngủ thường dao động 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).

    Cụ thể như sau:

    1.1. Chỉ số đường huyết 8 tiếng sau khi ăn:

    Chỉ số đường huyết lúc đói nên được thực hiện vào buổi sáng, sau khi bạn nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. Với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn sẽ là từ 4,0 – 5,9 mmol/l (tương đương 72-108 mg/dl). Khi chỉ số này vượt quá 7mmol/l nghĩa là bạn có khả năng đã mắc bệnh tiểu đường.

    1.2. Chỉ số đường huyết sau ăn 2 tiếng:

    Sau khi ăn 2 tiếng, bạn có thể kiểm tra chỉ số đường huyết để biết lượng đường trong máu và có cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Nếu chỉ số đường huyết sau ăn ở các mức:

    – Dưới 7,8 mmol/l là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn

    – Từ 7,9 – 11,1 mmol/l là cảnh báo dấu hiệu tiền tiểu đường

    – Nếu > 11,1 mmol/l thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường

    Bạn nên thường xuyên theo dõi bảng chỉ số đường huyết để biết mức đường huyết thấp, cao hay mức có thể chấp nhận được, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ để được hướng dẫn cụ thể và cho lời khuyên chính xác.

    1.3. Chỉ số Hba1C

    Để chẩn đoán tiểu đường chính xác nhất, bạn cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số kiểm soát đường huyết chuẩn xác mà không phụ thuộc vào thời điểm no hay đói. Chỉ số này bình thường nếu ở mức từ 5,5% – 6,2% là bình thường và cảnh báo tiểu đường nếu trên 7%.

    Đặc biệt nếu lượng đường trong máu dưới 70mg/dL (3.9 mmol/L) thì bạn đã bị hạ đường huyết. Hạ đường huyết cũng nguy hiểm không kém bệnh tăng đường huyết. Sự tụt giảm đường huyết nếu lặp đi lặp lại sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

     

    2. Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

    Bảng chỉ số đường huyết

    Bạn sẽ bị tiểu đường nếu có kết quả chỉ số Glucose như sau:

    Chỉ số Glucose lúc đói ( sau ăn 8 tiếng ) là 126 mg/dl ( 7mmol/l) trở lên thì có khả năng bạn đã bị tiểu đường.

    Lưu ý: cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn vì những thông số này dao động lên xuống không đồng nhất. Nếu đo lại mà kết quả  sau dưới 110 mg/dl (6,1 – 7mmol/l) thì nên đến bác sỹ để được tư vấn kết quả.

    Nếu mức Glucose lúc đói nằm trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) có nghĩa bạn đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. 40% người có chỉ số đường huyết lúc đói nằm trong khoảng này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4- 5 năm sau. Vì vậy, nếu ở trong khoảng này bạn nên có chế độ ăn phù hợp để tránh tiến triển thành bệnh.

    Bạn cũng không nên lo lắng quá. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và suy trì hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp bạn đưa chỉ số đường huyết trở về bình thường, tránh mắc bệnh.

    Chỉ số đường huyết cao gây tác động tiêu cực lên hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Nguyên nhân là do để cung ứng đủ nhu cầu của cơ thể, tuyến tụy phải làm việc ngày một nhiều hơn dẫn đến quá tải, hư hỏng. Song song đó, nó còn làm cho mạch máu bị xơ cứng hay thường được gọi là xơ vữa động mạch. Gây nên tình trạng đột quỵ nguy hiểm cho người bệnh.

     

    3. Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

    Duy trì một lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để chữa bách bệnh. Dưới đây là một số cách dễ dàng thực hiện để giúp đường huyết ổn định hơn:

    Tập Yoga tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai

    • Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi:

    Các thực phẩm màu xanh và đỏ tươi có chứa anthocyanins: nho, dâu, quả mọng giúp kiểm soát chỉ số glucose tốt hơn.

    • Theo dõi đường huyết thường xuyên và điều đặn:

    Đây là cách nhận biết sớm bạn có bị tăng đường huyết hay không, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời để tránh khỏi những biến chứng không mong muốn.

    Theo dõi đường huyết tại nhà dễ dàng bằng máy đo đường huyết cá nhân tại nhà.

    • Uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ:

    Nếu đã bị đường huyết, bạn phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay tiêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sỹ.

    • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối các thành phần:

    Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định.

    • Uống sữa:

    Các protein và enzym trong sữa góp phần làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày giúp làm giảm nguy cơ kháng isulin lên đến 20%.

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa cho người bị tiểu đường, bạn có thể tham khảo bác sĩ để chọn được loại sữa phù hợp với bản thân.

    • Đo đường huyết thường xuyên:

    Đo đường huyết thường xuyên là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong điều trị căn bệnh tiểu đường.

    Thường xuyên sử dụng máy đo đường huyết theo dõi bệnh đái tháo đường

    Ngày đăng: 12-05-2021 9,678 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha