• Thông tin Tìm hiểu về nhiềm trùng đường tiết niệu

    Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó niệu đạo và bàng quang dễ bị nhiễm trùng nhất. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Nếu nhiễm trùng nhẹ có thể dùng kháng sinh điều trị. Nhưng nếu vi khuẩn lan tới thận, bể thận thì cần nhập viện điều trị.

    Diễn giả: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Xuân Sơn

    Trưởng khoa Tiết Niệu Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai

     

    Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó niệu đạo và bàng quang dễ bị nhiễm trùng nhất. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Nếu nhiễm trùng nhẹ có thể dùng kháng sinh điều trị. Nhưng nếu vi khuẩn lan tới thận, bể thận thì cần nhập viện điều trị.

    LỜI KHUYÊN KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

    1. Nên sử dụng đồ lót chất liệu coton: Đôi khi phụ nữ không ý thức được điều này vì chất liệu vải đồ lót có liên quan mật thiết đến nhiễm trùng đường tiểu. Chất liệu vải phải mềm, chun giãn được, nên chọn theo đúng kích cỡ, không nên mặc quá chật.

    2. Uống nhiều nước: Một số trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu có liên quan đến tình trạng mất nước, điều này gây ảnh hưởng đến chức năng thận do đó nước tiểu không đủ nhiều và thuận lợi cho vi sinh vật phát triển dễ dàng. Ngoài ra thiếu nước tạo điều kiện cho phản ứng viêm xảy ra, làm trầm trọng thêm tính chất của bệnh. Tốt nhất nên uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày.

    3. Không nên nhịn tiểu: Nước tiểu ứ đọng trong thời gian dài tạo thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và hậu quả gây nhiễm trùng bàng quang vì vậy hãy đi tiểu khi cơ thể cần.

    4. Tránh dùng những sản phẩm có mùi thơm: Những sản phẩm này chứa nhiều chất hóa học làm thay đổi pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm tấn công. Vì vậy sau những lần vệ sinh “vùng kín” không nên sử dụng nước hoa, chất có mùi thơm. Ngoài ra một số chất dùng để “bôi trơn” vùng kín cũng tăng nguy cơ lây nhiễm. Tốt nhất nên chọn xà phòng trung tính, tránh sử dụng nước hoa, bột Talc, chất khử mùi…

    5. Hạn chế thực phẩm có tính “kích thích”: Việc sử dụng quá mức những thực phẩm này gây suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh, do gây các phản ứng viêm trong các mô của cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.Vì vậy cần hạn chế dùng gia vị cay, thức uống có cồn, thịt nướng, đường tinh chế…

    6. Đi tiểu sau khi làm “chuyện ấy”: Nên đi tiểu sau khi làm “chuyện ấy” vì nước tiểu giúp loại bỏ vi khuẩn ở niệu đạo. Thói quen này giúp dự phòng nhiễm trùng bàng quang.

    7. Tránh mặc quần áo ướt quá lâu: Những người bị nhiễm trùng đường tiểu không nên mặc áo quần tắm (sau khi bơi) quá lâu vì tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

    8. Tăng cường thực phẩm probiotic: Việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm probiotic là thói quen lành mạnh, giúp dự phòng nhiễm trùng đường tiểu; đó là sữa chua, tảo, dưa chua, súp Miso, chocolat đen…

    Nguồn: Bác sĩ gia đình.

    Xem ngay giải pháp điều trị bệnh Nhiễm trùng đường tiết niệu

    Ngày đăng: 28-03-2018 951 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha