• Bệnh thoái hóa khớp cổ chân và hướng điều trị

    Tình trạng thoái hóa khớp cổ chân hiện nay đang trở nên ngày càng phổ biến. Đó là do sự mất cân bằng giứa phần sụn và xương dưới sụn ở cổ chân gây ra. Những người ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Bệnh thoái hóa khớp cổ chân tuy phát triển châm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ làm người bệnh không thể đi lại được, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ.

    Bệnh thoái hóa khớp cổ chân.

    ► Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân.

    Thật sự thì chưa có nguyên nhân nào thật chính xác được xác định là gây ra bệnh thoái hóa khớp cổ chân, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã đưa ra những yếu tố có thể gây nên bệnh như sau:

    Những chấn thương nhỏ ở khu vực cổ chân do vận động, chơi thể thao… làm khớp và dây chằng mất sự cân bằng.

    Viêm khớp mãn tính lâu ngày cũng sẽ dẫn đến bị thoái hóa khớp.

    Bệnh thoái hóa khớp cổ chân

    Bệnh thoái hóa khớp cổ chân

    Bệnh thoái hóa khớp cổ chân còn do việc làm việc, vận động quá nhiều, nhất là ở những người có những dị tật bẩm sinh ở cổ chân thì nguy cơ bị bệnh càng cao.

    ►Dâu hiệu nào để biết đang bị thoái hóa khớp cổ chân.

    >> Đầu tiên người bệnh sẽ thấy đau tại  khu vực khớp cổ chân tại chân bị bệnh. Dần dần người bệnh cảm thấy khó khăn khi vận động, những cơn đau nhói xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đồng thời mức độ cơn đau cũng ngày càng tăng. Lâu dần không được điều trị có dẫn đến bị teo cơ, biến dạng xương.

    >> Ngoài ra cũng có những trường hợp người bệnh thoái hóa khớp cổ chân có dấu hiệu bị sưng đỏ ở vùng khớp cổ chân, thậm chí có những trường hợp tràn dịch khớp làm người bệnh phải chịu đựng những cơn đau kéo dài.

    ►Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân.

    Trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân bằng cách xoa bóp

    Xoa bóp để giảm đau khớp cổ chân

    - Khi đau nhức người bệnh nên dùng khăn hoặc túi đá lạnh chườm, sau đó chườm lại bằng nước ấm. Hoặc không có thể xoa bóp bằng dầu gió, xoa vùng khớp cho nóng lên.

    - Khi có dấu hiệu khớp bị cứng, người bệnh nên co duỗi vùng khớp cổ chân.

    - Ban đầu khi mới có dấu hiệu bệnh bạn áp dụng những biện pháp trên nhưng không thuyên giảm thì nên đến bệnh viện kiểm tra để có kết luận chính xác hơn. Tuyệt đối không nên tự ý lạm dụng thuốc giảm đau cũng như dùng những loại thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân mà chưa có chỉ định hay hướng dẫn của lương y và thầy thuốc.

    Để hạn chế bệnh thoái hóa khớp cổ chân chúng ta nên tập cho mình thói quen sinh hoạt đều độ, đặc biệt là những người từ độ tuổi 40 trở đi. Đồng thời có chế độ luyện tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, đi bơi… cũng giúp tăng cường sự dẻo dai của khớp cổ chân. Hy vọng với những kiến thức từ bài viết này SieuThiThuocDongY.vn mong rằng bạn sẽ hiểu thêm về căn bệnh này, để có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

    đau gót chân 001

    Xem thêm:

    ⇒ Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp an toàn và hiệu quả

    ⇒ Những thông tin về thuốc chữa bệnh đau lưng - thoái hóa khớp Thanh Tuấn

    Ngày đăng: 21-11-2015 2,623 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha