Đau dây thần kinh tọa theo y học cổ truyền được hiểu theo một số tên gọi như tọa cốt phong, tọa điển phong. Nếu đây còn là những khái niệm mơ hồ đối với bạn, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết này nhé!
Trong Đông y, chứng đau dây thần kinh tọa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Theo Đông y, đau thần kinh tọa hay còn được gọi với cái tên khác như tọa cốt phong, tọa điển phong. Bên cạnh nguyên nhân chính là do thoát vị đĩa đệm, chứng đau dây thần kinh tọa theo y học cổ truyền còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm lạnh…
- Cảm thụ ngoại tà: Tức là do cơ thể bị nhiễm phong hàn gây ứ trệ vùng thắt lưng hông và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí huyết, tạo ra các cơn đau thần kinh tọa.
- Khí huyết ứ trệ: Do các chấn thương tác động đến kinh mạch làm khí huyết ứ trệ mà sinh bệnh.
- Can thận hư tổn: Những người lao động quá sức, bị suy nhược cơ thể hoặc người cao tuổi… thường gặp tình trạng đốt sống và đĩa đệm thoái hóa, biến dạng. Từ những tổn thương này sẽ dẫn đến đau thần kinh tọa.
Cũng giống như Tây y, đau dây thần kinh tọa theo y học cổ truyền cần được phát hiện sớm các triệu chứng bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời. Khi đối tượng bị đau thần kinh tọa đang ngày càng trẻ hóa, mọi người nên chủ động phòng bệnh để tránh xảy ra một số biến chứng nguy hiểm.
1. Chế độ ăn uống
Phòng bệnh đau dây thần kinh tọa bằng cách áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học.
Bạn có thể chủ động phòng tránh đau thần kinh tọa bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học. Để đảm bảo sức khỏe, tốt hơn hết, bạn nên loại bỏ hoàn toàn rượu bia và thuốc lá. Đồng thời, tăng cường bổ sung chất xơ vào cơ thể và hạn chế sử dụng đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
2. Tập luyện thể dục
Thường xuyên tập luyện thể dục cũng là cách để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho hệ xương. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút để chạy bộ, yoga… cũng có thể cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa.
3. Vận động đúng tư thế
Biện pháp phòng tránh đau dây thần kinh tọa theo y học cổ truyền yêu cầu vận động đúng tư thế, bao gồm việc ngồi và đứng. Ngoài ra, bệnh nhân đau thần kinh tọa không nên nằm nệm lò xo, nệm quá dày hoặc quá mềm.
4. Chú ý khi mang vác vật nặng
Khi mang, vác vật nặng, bạn nên chú ý phân bố khối lượng đồng đều để giảm sức nặng tại một vị trí. Đồng thời, bạn hãy để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức gây tổn hại đến sức khỏe.
Ngày đăng: 17-01-2019 | 1,185 lượt xem |
Tổng truy cập: 9,005,523
Đang online: 13