• Lưu ý khi chọn máy đo SpO2 và 6 bước đo SpO2 tại nhà đúng cách nhất!

    - Trong bối cảnh các ca mắc Covid-19 gia tăng nhanh, mỗi người cần chủ động trang bị kiến thức cũng như vật dụng y tế cần thiết cho bản thân. Máy đo SpO2 là một trong những vật dụng quan trọng, giúp F0 nhận biết được tình trạng chuyển biến bệnh.

     

    - Thị trường hiện nay có nhiều loại máy đo SpO2, do đó, người dùng cần thận trọng, tránh mua phải thiết bị kém chất lượng, khó sử dụng, gây rủi ro cao cho người bệnh khi sử dụng. Máy đo chất lượng kém có thể được cài đặt sẵn thông số nhịp tim, chỉ số SpO2 của người bình thường, do đó, phần lớn người mua lúc thử đều cho kết quả đo chính xác. Trường hợp khác có thể sử dụng loại cảm biến kém chất lượng.

     

    - Để tránh mua phải những loại máy đo SpO2 kém chất lượng, ThS.BS Nguyễn Đình Tỉnh, Đại học Y tế Công cộng, cho biết, người bệnh cần chọn sản phẩm của các hãng thiết bị y tế có thương hiệu được công nhận trên thị trường. Người dùng có thể mua tại các cửa hàng thiết bị y tế chuyên dụng hoặc các đại lý phân phối của các hãng.

    - Bác sĩ Tỉnh lưu ý, sản phẩm phải có tem, phiếu bảo hành, giá bán các máy đo SpO2 cầm tay chính hãng tốt thường không dưới 500.000 đồng. Người mua phải tìm hiểu kỹ thương hiệu của máy, nhà phân phối trước khi mua, tránh mua phải hàng giả.

     

    Máy đo SpO2 hiển thị nồng độ oxy trong máu và nhịp tim. Với chỉ số này, người bệnh hiện không thiếu oxy.

     

    Hotline tư vấn: (0254) 3921 527 – 0962 136 850 (Ms. Thủy)

    Đặt mua sản phẩm với giá tốt nhất cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn trên Shopee!

     

     

    - Theo Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà, Sở Y tế Hà Nội ban hành tháng 12/2021, máy đo SpO2 là một trong 7 phương tiện cần có để theo dõi sức khỏe, bên cạnh nhiệt kế, máy đo huyết áp, điện thoại hoặc máy tinh, thùng rác thảo y tế, túi thuốc điều trị tại nhà, có người thân chăm sóc. Khi chỉ số SpO2 thấp hơn 96% phải báo ngay với nhân viên y tế. Với trẻ nhỏ, đo SpO2 tối thiểu hai lần một ngày, hoặc khi trẻ cảm thấy mệt, khó thở, thở nhanh.

     

    6 bước đo SpO2 tại nhà đúng cách

    - Cần làm sạch móng tay, giữ tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi 5 phút, xoa ấm hai bàn tay trước đo tiến hành đo nồng độ oxy trong máu (SpO2).

    - Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam chia sẻ: "Khi mắc Covid-19, một số bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng thiếu oxy thầm lặng, tức độ bão hòa oxy trong máu giảm nhưng bệnh nhân vẫn hoàn toàn thấy khỏe mạnh và không hề khó thở. Do đó việc đo nồng độ oxy trong máu sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện được tình trạng này và can thiệp y tế kịp thời"

    - Người bình thường có SpO2 dao động từ 95-99%. Tuy nhiên một số người đo lần đầu sẽ có tâm lý hồi hộp, vô tình nín thở nên kết quả có thể thấp hơn thực tế có thể nghỉ ngơi rồi đo lại. Nếu kết quả vẫn thấp hơn 95% cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ.

     

    Bác sĩ Nguyễn Thu Anh hướng dẫn 6 bước để kiểm tra độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) tại nhà:

     

    Bước 1: Làm sạch móng tay, không để móng tay dài, móng giả, sơn móng tay

    Bước 2: Nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.

    Bước 3: Xoa 2 bàn tay để làm ấm tay.

    Bước 4: Bật máy, đưa ngón tay giữa hoặc ngón trỏ vào miệng của máy để ngón tay được kẹp chặt.

    Bước 5: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.

    Bước 6: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt, ghi lại kết quả đo.

     

    - Bác sĩ Phan Vũ Anh Minh, Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết thêm: "Các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, những người có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối với các trường hợp ngộ độc carbon monoxide và ngộ độc các chất gây methemoglobin, những người bị hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt"

     

    - Theo bác sĩ Anh Minh trên máy đo nồng độ oxy máu còn có chỉ số nhịp mạch. F0 cần liên hệ nhân viên y tế khi nhịp mạch < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút khi người được đo đang nghỉ ngơi. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho trẻ em, các vận động viên và những người có tiền căn bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim.

     

    Ngày đăng: 30-03-2022 448 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha