• Cách hầm gà ác với tam thất ăn cho phụ nữ sau sinh

    Lâu nay nhân dân ta vẫn truyền nhau dùng tam thất để chữa bệnh, nhưng phần lớn chưa hiểu hết công dụng của nó. Mới đây, Tổ chức y tế thế giới đã chính thức công bố một số ứng dụng của tam thất trong điều trị lâm sang. Đó là: điều trị phụ nữ sau khi sinh, rong kinh, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, trị các chứng xuất huyết: đường tiêu hóa trên, dạ dày hành tá tràng, trĩ, ho ra máu, lao phổi, áp-xe phổi, tiểu tiện ra máu, vết thương bầm dập, chảy máu…


    Nhân gian có bài thuốc “ Gà hầm tam thất cho phụ nữ sau sinh ”. Trong y học cổ truyền, tam thất là một trong những vị thuốc quý, có công dụng hóa ứ cầm máu, bổ huyết hoạt huyết và giảm đau. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt gà có công dụng ích ngũ tạng, bổ hư tổn, kiện tỳ vị và cường gân cốt. Gà non hầm với tam thất tạo nên món ăn bài thuốc có công dụng ích ngũ tạng, bổ khí huyết, cường gân cốt, hoạt huyết chỉ huyết và giảm đau.

    Người phụ nữ sau khi sinh con, dù ít hay nhiều đều lâm vào tình trạng khí hư huyết thiểu, nhất là với những người vốn dĩ đã suy yếu lại sinh con nặng cân, hoặc phải mổ lấy thai thì tình trạng hư tổn lại càng trầm trọng. Thêm nữa, sau khi sinh, huyết hôi thường chưa sạch, bộ phận sinh dục bị thương tổn ít nhiều nên triệu chứng đau nhức tại chỗ và toàn thân là khó tránh khỏi. Bởi vậy, việc bồi bổ cơ thể, ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết khứ ứ, trừ huyết hôi chưa dứt, giảm đau chống viêm là hết sức cần thiết. Trong trường hợp này, gà non hầm tam thất là một trong những phương thuốc rất phù hợp, hơn nữa lại được sử dụng dưới dạng món ăn nên rất hấp dẫn, dễ dùng và dễ được các sản phụ chấp nhận. Khi vừa sinh xong cơ thể ở trạng thái "hàn" nên hầm tam thất với một con gà ác ăn hết trong một bữa, cách một ngày ăn 01 con sẽ giúp sản dịch hết nhanh, khí huyết lưu thông , da dẻ hồng hào.

    Cách chế biến món gà hầm tam thất.


    - Nguyên liệu : Gà mái tơ một con khoảng 600-700 g, tam thất thái lát mỏng 12 g, kỷ tử 10 g, long nhãn 10 g, táo tầu 10 quả, gừng, rượu, mắm, muối đủ dùng.

    - Cách làm : Làm thịt gà theo cách mổ moi; chặt bỏ mỏ, móng chân, xoa nước gừng, rượu, muối vào bụng và da gà để 10-20 phút cho ngấm và tẩy hết mùi tanh. Sau đó nhồi tam thất, kỷ tử, long nhãn, táo tầu vào bụng gà; bẻ quặt chân đút vào trong bụng gà, để ngửa vào bát to đem hấp cách thủy 2-3 giờ, gà chín mềm là được.
     

     

     

    Gà hầm với tam thất có màu vàng, nước gà màu hồng sẫm, thơm mùi thuốc bắc, vị ngon ngọt dễ ăn


    Ngoài ra tam thất còn là vị thuốc nhiệt nên để tăng tác dụng bổ người ta trộn chung với nhân sâm theo tỷ lệ 50/50 hoặc tùy theo yêu cầu bồi bổ hay chữa u xơ, rong kinh mà chọn tỷ lệ khác đi. Phối hợp 2 vị thuốc này vừa có tác dụng bổ vừa có tác dụng lưu thông khí huyết. Bạn có thể hòa với nước chín uống mỗi lần 1 muỗng cà phê, ngày 3 lần. Có thể trộn với mật ong, luyện thành viên cũng với liều lượng tương tự.

    BS Hoàng Lan, Sức Khoẻ & Đời Sống

     

    Xem thêm:

    ⇒ [HOT] Phòng và Chữa bệnh mất ngủ bằng gối thảo dược

    ⇒ Chia sẻ bí quyết chữa mất ngủ bằng mật ong hiệu quả

    Ngày đăng: 17-03-2015 5,419 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha


>