-
triệu chứng giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học về tình trạng suy giãn tĩnh mạch thì tỉ lệ mắc căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới chiếm tới 70%, cao hơn so với nam giới rất nhiều nhất là đối với người cao tuổi. Vậy nguyên nhân do đâu và triệu chứng giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới như thế nào ?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch chân
Đến nay nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chưa được xác định chính xác và rõ ràng. Tuy nhiên có thể kể một số nguyên nhân gián tiếp dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh này:
- Tuổi tác: là yếu tố đầu tiên được nhắc đến vì theo nghiên cứu, tuổi càng cao càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Độ tuổi thường mắc triệu chứng này là từ 30 tuổi trở lên.
- Nghề nghiệp: Nữ giới thường làm các công việc nhẹ như nhân viên văn phòng, giáo viên, thợ may… Tính chất nghề nghiệp, đứng, ngồi lâu ít vận động khiến máu trong các tĩnh mạch chân ứ lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến tổn thương các van gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch chân.
- Mang thai: Đây là nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới khó tránh khỏi vì khi phụ nữ mang thai, sinh nở nhiều lần lượng hooc môn và lượng máu trong cơ thể tăng làm nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người chưa mang thai.
Phụ nữ mang thai có tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cao hơn.
Ngoài ra béo phì và di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới.
Một số triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân
- Triệu chứng ban đầu mà người bệnh có thể cảm nhận được là ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều và về đêm có cảm giác kiến bò trong ống chân, bắp chân và đùi.
- Khi bệnh nặng xuất hiện tình trạng chân bị phù ở mắt cá hoặc bàn chân, khi đi giày hoặc dép có cảm giác chật hơn bình thường, các mạch máu nổi lên hình dáng như dây thừng đau và cứng. Người bệnh bị nổi ở vùng bắp chân nhiều nhất, có những đường vằn mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh trên da.
Suy giãn tĩnh mạch xuất hiện những mạch máu, đường gân xanh nổi trên da.
- Trường hợp nặng gây biến chứng rất nguy hiểm, có hiện tượng lở loét. Vết loét ngày càng to và sâu, bên cạnh vết loét chính còn có các vết loét nhỏ bao quanh kèm theo là da sạm và phù.
Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới nếu không được theo dõi và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm. Nếu như bạn nhận thấy mình có một trong số những triệu chứng trên thì hãy đến phòng khám hay bệnh viện uy tín để thăm khám và chữa trị sớm giúp mang lại kết quả cao, tránh những đau đớn, nặng nề, biến chứng nặng hơn, đồng thời giảm thiểu chi phí cho người bệnh.
Đối với những người chưa bị triệu chứng này thì lời khuyên tốt nhất là hãy thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, hạn chế thực hiện các thói quen không tốt gây ảnh hưởng xấu đến sự lưu thông của các mạch máu. Bạn tập thể dục và đi bộ 30 phút mỗi ngày cũng là một trong những việc làm rất tốt để ngăn ngừa và giúp bạn tránh xa khỏi căn bệnh giãn tĩnh mạch chân. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Ngày đăng: 30-05-2018 1,506 lượt xem