• Nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ tuổi

    Huyết áp cao (còn gọi là tăng huyết áp) là hiện tượng huyết áp cao hơn so với mức bình thường do áp lực của máu lớn tác động lên thành động mạch.

    Theo thống kế, tỉ lệ cao huyết áp ở người trẻ (dưới 35 tuổi) cao hơn so với người lớn tuổi nhưng lại dễ dàng bị bỏ qua bởi sự chủ quan của mọi người. Tình trạng huyết áp cao nếu không được điều trị có thể làm giảm tuổi thọ, tăng tỷ lệ đột quỵ, tăng rối loạn cương dương gấp 2,5 người bình thường ở nam giới và cũng là căn nguyên của nhiều bệnh tim mạch. Vì vậy, nguyên nhân nào huyết áp cao ở người trẻ có xu hướng đang dần “trẻ” hóa?

     

    I. Nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ là gì?

    Đa số các trường hợp tăng huyết áp đều không biết rõ nguyên nhân được gọi là cao huyết áp vô căn. Cao huyết áp vô căn này thường do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.

    Bên cạnh đó, có khoảng 5-10% các trường hợp nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ dưới 35 tuổi thường bắt nguồn từ những vấn đề sức khỏe được gọi là cao huyết áp thứ phát.

    Tỷ lệ bị huyết áp cao ở người trẻ ngày càng tăng

     Một số bệnh lý gây tăng huyết áp người trẻ thường gặp:

    • Hẹp động mạch thận

    • U thượng thận

    • Hẹp eo động mạch chủ

    • Nhu mô thận (suy thận mạn, viêm vi cầu thận mạn; …)

    • Hàm lượng cholesterol trong máu

    • Cơ quan nội tiết

    • Bệnh tiểu đường

    Trường hợp tăng huyết áp có thể do dùng một số thuốc giảm đau, thuốc giảm cân có chứa cafein hoặc thuốc điều trị bệnh Parkinson hoặc một số loại thuốc ngừa thai cũng có thể gây tăng huyết áp nhẹ ở một số phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi.

    Trường hợp trẻ em dưới 10 tuổi có huyết áp cao nguyên nhân thường là do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý và lối sống ít vận độn,bị bệnh thận.

     Nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ có thể phát sinh bởi những yếu tố về lối sinh hoạt không khoa học, bao gồm:

    • Không cân bằng giữa công việc hoặc học tập với nghỉ ngơi

    • Thường xuyên thức khuya

    • Lạm dụng thức uống chứa cồn (bia, rượu…) hoặc chất kích thích (cà phê) trong thời gian dài

    • Chế độ ăn uống không hợp lý, chẳng hạn như: Ăn quá mặn

    • Thường dùng thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn

    • Hay ăn các món chiên, xào

    • Hút thuốc lá

    • Căng thẳng kéo dài

    • Ít vận động thể chất

    • Béo phì

    • Tuổi tác

    Các nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ càng ngày càng trẻ "hóa"

    Đặc biệt, khoảng 6% trường hợp tăng huyết áp thai kỳ có thể xảy ra ở các bà bầu giai đoạn sau tuần thai thứ 20. Nguyên nhân huyết áp cao trong thời kỳ mang thai này có thể do: thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ < 20 tuổi hoặc > 35 tuổi, từng có tiền sử huyết áp cao hoặc đái tháo đường,…

     

    II. Cách điều trị cao huyết áp ở người trẻ tuổi

    1. Tập thể dục thường xuyên

    Tăng cường các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, tập các bài tập vận động hoặc chơi các môn thể thao ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần tập ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp người cao huyết áp giảm chỉ số từ 5 đến 8 mmHg.

    2. Kiểm soát căng thẳng

    Căng thẳng liên tục là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao. Bạn cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các bài tập giãn cơ, thở sâu hoặc thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ,…

    3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

    - Nguyên nhân huyết áp cao càng ngày trẻ “hóa” ở người trẻ là do thường xuyên uống quá nhiều rượu, bia và đồ uống giải khát, cà phê. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng các đồ uống này có lợi cho huyết áp và sức khỏe nói chung.

    - Duy trì chế độ ăn nhạt, dưới 6g muối/ ngày là cách chữa cao huyết áp tại nhà cơ bản nhất.

    Xây dựng chế độ lành mạnh là cách trị huyết áp cao

    - Giảm tiêu thụ nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các loại nước sốt,…

    - Ăn nhiều thực phẩm giàu Kali như rau xanh, cà chua, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc nguyên chất, chuối, bơ, cam và cùng các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong các loại cá như cá ngừ, cá hồi,…

    4. Đo huyết áp thường xuyên

    Chủ động theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp giúp bạn kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân, dễ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà huyết áp cao gây ra.

    5. Giảm cân

    Duy trì cân nặng khỏe mạnh, khi bạn quá mập hãy giảm cân. Cứ giảm được 1kg bạn có thể giảm được 1mmHg. Việc giảm cân còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường…

    6. Sử dụng thuốc để điều trị tăng huyết áp

    Sử dụng thuốc để điều trị tăng huyết áp cần được bác sĩ chỉ định phù hợp với mức độ tăng huyết áp cũng như giai đoạn của bệnh và sự nhạy cảm của từng cá nhân.

     

    Huyết áp cao ở người trẻ hầu như không có một triệu chứng rõ ràng nào cả cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày hay khả năng lao động của họ, nhưng nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Hãy thay đổi thói quen sống của mình ngay hôm nay để bảo vệ tim mạch mai sau.

    Ngày đăng: 31-05-2021 1,431 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha