• Bệnh mỡ trong máu – Những điều cần biết!

    Bệnh mỡ trong máu cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu não... Vì thế biết được các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta có cách phòng tránh bệnh tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về bệnh mỡ trong máu để biết cách chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh nhé!

    Bệnh mỡ trong máu là gì?

    Mỡ trong máu, hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, chỉ tình trạng rối loạn chuyển đổi chất béo trong cơ thể, làm cho lượng chất béo trong máu quá cao.

    Chất béo rất cần thiết cho việc cấu tạo nên cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng trong đó hai loại chất béo thường có liên quan đến bệnh máu nhiễm mỡ là Cholesterol và Triglyceride. Mỡ trong máu có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại chất béo này.

    ♦ Cholesterol

    Trong cơ thể, cholesterol là một dạng gọi là lipoprotein - đóng vai trò vận chuyển lipid trong cơ thể. Có hai loại: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và LDL cholesterol (cholesterol xấu). Tăng cholesterol tức là tăng lượng HDL cholesterol xấu và và tốt.

    Tăng cholesterol và triglyceride gây mỡ trong máu tăng cao

    Tăng cholesterol và triglyceride gây mỡ trong máu tăng cao

    ♦ Triglyceride

    Triglycerides được dự trữ trong tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Việc ăn uống quá nhiều chất béo khiến cơ thể không đốt cháy kịp có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu bạn bị tăng triglycerides thì có khả năng bạn cũng bị tăng cholesterol.

    Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mỡ trong máu

    Nói tới mỡ trong máu cao nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những người đang thừa cân, béo phì, người cao tuổi. Nhưng hiện nay nguy cơ mắc mỡ trong máu cao ở người trẻ tuổi, người gầy cũng đang bắt đầu gia tăng. Vậy nguyên nhân và những triệu chứng cụ thể của bệnh như thế nào?

    ♦ Nguyên nhân của bệnh mỡ trong máu

    - Do giới tính và độ tuổi: Theo các nghiên cứu Estrogen ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất béo và ảnh hưởng đến các mạch máu. Nữ giới trong độ tuổi từ 15 – 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride nhỏ hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi đã bước sang giai đoạn mãn kinh thì lượng triglyceride và cholesterol xấu này sẽ ngày càng tăng và khả năng bị mắc bệnh xơ vữa động mạch cũng cao hơn ở nam giới.

    Ở độ tuổi trung niên dễ mắc mỡ trong máu cao

    Ở độ tuổi trung niên dễ mắc mỡ trong máu cao

    - Do chế độ làm việc căng thẳng: quá trình làm việc áp lực cao, học tập căng thẳng không có được chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ gây nên stress, từ đó dẫn tới hiện tượng rối loạn chuyển hóa những chất ở trong cơ thể, mỡ tích tụ lại nhưng không chuyển hóa được thành năng lượng về lâu dài sẽ dẫn tới các bệnh nguy hiểm về tim mạch, mỡ máu cao.

    - Khi cơ thể bị suy nhược: Người gầy, suy dinh dưỡng vẫn có nguy cơ bị mỡ máu cao. Vì sao? Khi cơ thể bị thiếu chất cũng đồng nghĩa với thiếu một vài chất cần thiết để thanh lọc bớt mỡ, người ăn ít hoặc ăn kiêng quá mức sẽ làm lượng đường trong máu thấp từ đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh để gia tăng hấp thu mỡ để có thể phân giải thành năng lượng, nếu như lười vận động mỡ sẽ tích tụ mà lại không được chuyển hóa, axit béo vào máu nhiều, vượt quá mức độ cho phép sẽ gây ra một lượng mỡ máu cao.

    - Ngoài ra còn do ít vận động, hút thuốc lá, ăn quá nhiều các chất béo… cũng là những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến hàm lượng mỡ trong máu tăng lên nhiều.

    ♦ Triệu chứng của bệnh mỡ trong máu

    Triệu chứng của bệnh mỡ trong máu được chia ra theo từng giai đoạn. Có thể thông qua những triệu chứng này để biết rõ tình trạng của bản thân.

    Triệu chứng dễ nhận biết ở người máu trong mỡ là khó thở, mệt mỏi, đau đầu….

    Triệu chứng dễ nhận biết ở người máu trong mỡ là khó thở, mệt mỏi, đau đầu….

    - Giai đoạn nhẹ: Là giai đoạn mới phát triển bệnh, lúc này cơ thể chưa có sự biến đổi nhiều. Mới bắt đầu có nổi các nốt mụn ở một số vị trí như ngực, lưng, khuỷu tay…Và các nốt này hầu như không gây ngứa, hay khó chịu.

    - Giai đoạn phát triển: Các dấu hiệu bệnh đã có diễn tiến mới. Người bệnh bắt đầu cảm thấy khó thở, người mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt…

    - Giai đoạn bệnh nặng: các triệu chứng bệnh xuất hiện liên tục gây huyết áp cao, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch… Vì vậy đây được xem là giai đoạn nút đỏ- nút quan trọng của bệnh mỡ máu và giai đoạn này bắt buộc người bệnh phải thực hiện các biện pháp điều trị.

    Chăm sóc sức khỏe khi bị mỡ trong máu

    Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng các bạn nên có chế độ luyện tập thể dục để giúp tinh thần luôn minh mẫn và giảm dần mỡ trong máu. Dưới đây là chế độ luyện tập thể dục giúp giảm nguy cơ mỡ trong máu:

    - Tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng lượng cholesterol tốt (HLD) và làm giảm lượng triglycerides. Thêm vào đó, những người tập thể dục thường xuyên còn có tỉ lệ mỡ trong cơ thể thấp, từ đó giúp tránh béo phì, gián tiếp làm giảm mỡ máu và triglycerides trong máu. Do đó, để phòng ngừa cao mỡ máu, bạn nên bắt đầu các bài tập thể dục ngay từ bây giờ.

    - Các bài tập phù hợp bao gồm như đi bộ, chạy, yoga… Trong đó tập yoga mang lại hiệu quả giảm cholesterol nhiều nhất. Bên cạnh đó có thể bơi hoặc tham gia các trò chơi dưới nước cũng giúp cho giảm mỡ trong máu hiệu quả.

    - Các bài tập thường bắt đầu từ cấp độ thấp hoặc trung bình cho đến khi cơ thể quen dần rồi mới nâng lên mức độ tập luyện lên. Bắt đầu các bài tập trong 15-30 phút.

    Tập thể dục giúp giảm béo phì và gián tiếp giúp giảm mỡ trong máu

    Tập thể dục giúp giảm béo phì và gián tiếp giúp giảm mỡ trong máu

    Ngoài việc luyện tập đều đặn các bạn nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng hạ mỡ máu một cách tự nhiên. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn các bạn có thể tham khảo!

    Các thực phẩm người mắc bệnh mỡ trong máu không nên ăn

    ♦ Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

    Các loại bơ, thịt xông khói, mỡ lợn, dầu cọ, dầu dừa... là những thực phẩm giàu chất béo bão hòa, dễ làm tăng tăng lượng cholesterol máu. Thay vào đó, bạn nên sử dụng bơ thực vật mềm.

    ♦ Thịt

    Thịt lợn, gà và các sản phẩm của chúng như xúc xích, thịt xông khói... chứa nhiều chất béo, cholesterol xấu nên tác động không tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 140 g thịt mỗi ngày.

    ♦ Đồ ăn chiên

    Mỡ trong máu nên hạn chế các đồ ăn chiên xào dầu mỡ nhiều

    Mỡ trong máu nên hạn chế các đồ ăn chiên xào dầu mỡ nhiều

    Những món ăn được chiên với nhiều dầu, mỡ thường chứa nhiều chất béo. Nếu sử dụng nhiều, mỡ trong máu bạn có thể tiếp tục tăng cao. Vì thế, bạn nên hạn chế tối đa món ăn chế biến theo dạng trên, thay thế bằng các đồ ăn chế biến theo cách hầm, luộc hoặc hấp.

    ♦ Thực phẩm có đường

    Đường là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì, đặc biệt là những loại đường đơn như sucrose, fructose, mật ong, đường tinh luyện. Vì thế trong chế độ ăn uống, người mỡ máu cao nên giảm lượng đường và các sản phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, kem, sữa chua...

    Các thực phẩm người mắc bệnh mỡ trong máu nên ăn

    Để khắc phục tình trạng mỡ trong máu cao việc ưu tiên chế độ nên đặt lên trước tiên. Thay vì sử dụng dầu có chiết xuất từ động vật thì bạn nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu cải….

    Ăn nhiều trái cây, rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày để bổ sung các loại chất xơ đặc biệt là các chất xơ hòa tan để giảm lượng chất béo và cân bằng lại lượng cholesterol. Đồng thời, tăng cường ăn cá để bảo vệ hệ tim mạch.

    Uống nhiều nước hàng ngày để giúp đào thải các chất độc tố bên trong ra ngoài nhanh hơn, đặc biệt uống nhiều nước giúp giảm nhanh lượng chất béo dư thừa.

    Ăn nhiều trái cây, rau xanh giúp khắc phục tình trạng mỡ trong máu

    Ăn nhiều trái cây, rau xanh giúp khắc phục tình trạng mỡ trong máu

    Ăn các đồ ăn có tác dụng giảm mỡ như hành tây, nấm hương, gừng, táo...

    Trên đây là toàn bộ thông tin mà người bệnh mỡ trong máu cần tham khảo để giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát nhất. Mong rằng với những gì chúng tôi chia sẻ giúp bạn phần nào trong vấn đề bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

     

     

    Ngày đăng: 14-08-2018 1,719 lượt xem
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook



    • Captcha