-
Dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có những triệu chứng khó chịu như tê, phù, nặng chân. Nếu như bạn nhận ra sớm các dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới và có cách điều trị kịp thời thì sẽ khắc phục được tình trạng này, giúp bạn có được sức khỏe tốt.
Dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, khó khăn trong đi lại... Ngoài ra, sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch sẽ dẫn đến tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu, gây ra các biến chứng như tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Do vậy người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới để có thể điều trị sớm:
- Da trên cơ thể sẽ có vết bầm, khi gãi xuất hiện những đốm đỏ li ti đó là do các mao mạch bị giãn, bị tác động và vỡ gây xuất huyết.
- Chân thường xuyên có cảm giác tê, nặng khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế đó là do máu bị ứ trệ không lưu thông đều.
- Có cảm giác như kim châm, kiến bò trong bắp chân, dưới da chân.
- Xuất hiện nhiều mạch máu li ti nổi dưới da, đặc biệt là gần các mạch máu, mắt cá chân trong, sau đầu gối, sau bắp chân.
Phù chân và nổi những tĩnh mạch ngoằn ngoèn là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
- Nổi những tĩnh mạch ngoằn ngoèn đường kính trên 3mm, như hình con giun, hình pháo bông
- Xuất hiện những vết loét dưới cẳng chân, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ gây nhiễm trùng, điều trị rất khó khăn.
Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới nếu không được theo dõi và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm. Nếu như bạn nhận thấy mình có một trong số những dấu hiệu trên thì hãy đến phòng khám hay bệnh viện uy tín để thăm khám và chữa trị sớm giúp mang lại kết quả cao, tránh những biến chứng nặng hơn, đồng thời giảm thiểu thời gian và chi phí cho bạn.
Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Dựa vào những dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới, bạn có phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Những việc bạn nên làm để có thể hạn chế diễn biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm:
- Tập thể dục nhẹ nhàng (đi bộ, đạp xe đạp, tập yoga) đều đặn
- Tránh việc thừa cân, béo phì, ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin
- Tránh đứng lâu, ngồi nhiều, tranh thủ giải lao vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30-40 phút hoặc có thể nâng chân lên cao khi ngồi.
Mang vớ y tế hằng ngày để phòng bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả
- Mang vớ y tế mỗi ngày
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp cho bạn nhận biết được những dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 02543 921 572, sẽ được chuyên viên tư vấn Đông y Thanh Tuấn hỗ trợ nhiệt tình. Chúc bạn có nhiều sức khỏe !
Ngày đăng: 27-08-2018 1,139 lượt xem